Trường hợp mà không xuất hóa đơn bán hàng cho người mua hàng thì có vi phạm pháp luật và các quy định pháp lý hiện nay về lĩnh vực thuế, hóa đơn liên quan sẽ được Luật Tư Minh phân tích và giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây:
Khi nào không cần lập hóa đơn?
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Tuy không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Ngoài ra, hàng hóa được xuất kho nhưng luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn (khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)
Như vậy, chỉ có 02 trường hợp trên là không phải lập hóa đơn, tất cả các trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ còn lại phải lập hóa đơn theo quy định.
Lưu ý: Thông tư 39/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC có hiệu lực đến ngày 31/10/2020. Từ ngày 01/11/2020 sẽ bị thay thế bởi Thông tư 68/2019/TT-BTC.
Không xuất hoá đơn có vi phạm pháp luật
Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có phải là hành vi trốn thuế?
Theo Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 thì các hành vi trốn thuế bao gồm:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế;
- nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp,
- Sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
- Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
- Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Quản lý thuế 2019 đối với trường hợp sau đây:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;
- Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
Như vậy, hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định được xem là hành vi trốn thuế.
Mức phạt khi bán hàng mà không xuất hóa đơn
Khoản 4 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC quy định:
- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định.
- Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.
- Nếu bị Cơ quan Thuế kết luận là hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế với mức phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận.
- Nếu hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ mà cấu thành Tội trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Trên đây là một số thông tin về chủ đề Không xuất hoá đơn có vi phạm pháp luật. Hãy liên hệ với Luật Tư Minh theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi.
VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:
- ✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm
- ✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiệm với trình độ chuyên môn cao
- ✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.
- ✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
- ✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự, hôn nhân, đất đai, doanh nghiệp…
- ✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm
- ✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng
Công ty LUẬT TNHH TƯ MINH
- ☎️ Hotline: 1900299208
- 📣 Website : www.luattuminh.vn
- Face book : LUẬT TƯ MINH www.facebook.com/ctyluattuminh
- Tik tok LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh
- Youtube: LUẬT TƯ MINH https://www.youtube.com/@luattuminh
- 📧 Email: tuminhlaw@gmail.com
👉LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH