Tranh Chấp Hợp Đồng Đặt Cọc

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC LÀ GÌ?: 

  • Tranh chấp hợp đồng đặt cọc Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. 
  • Bản chất việc đặt cọc là một quy định nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, vì thế khi mua nhà, mua đất hay thuê nhà… thì hợp đồng đặt cọc được lập ra. Việc đặt cọc bao nhiêu thường do các bên thoả thuận. Như vậy, hợp đồng đặt cọc là hợp đồng được lập ra để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên
  • Ngoài ra, hợp đồng đặt cọc phải lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính), căn cứ tại mục 1, phần I của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
Tranh chấp hơp đồng đặt cọc
Tranh chấp hơp đồng đặt cọc

CÁC NỘI DUNG TRONG HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC.

Căn cứ theo Điều 402 Bộ luật dân sự thì trong một hợp đồng đặt cọc cần có các nội dung thỏa thuận chính sau đây:

  • Thông tin của hai bên : bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc
  • Mục đích đặt cọc, Tài sản đặt cọc
  • Phương thức thực hiện hợp đồng đặt cọc;
  • Quyền, nghĩa vụ của các hai bên.
  • Hình thức giải quyết tranh chấp.
  • Phạt vi phạm hợp đồng. 

Các nội dung khác như: Cam đoan của các bên, Điều khoản chung….

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC HỢP PHÁP:

Hợp đồng đặt cọc là một giao dịch dân sự, do đó việc đặt cọc có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.
  • Hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận về khoản đặt cọc giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc trong đó có đầy đủ nội dung và các thỏa thuận kèm phạt theo quy định pháp luật
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được:

Trong  trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau: Căn cứ theo mục 1, phần I của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

  • Trong  trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng.
  • Các giao kết trên vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng, thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015.
  • Trong  trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc.
  • Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.

Trong  trường hợp các bên có thỏa thuận khác:

  • Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu.
  • Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015.
  • Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c mục 1 phần I của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.

Khi xảy ra tranh chấp, hai bên có thể tự thỏa thuận, thương lượng với nhau. Tuy nhiên, nếu hai bên không thể tự thỏa thuận thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG: 

Đối với trường hợp có tranh chấp về hợp đồng đặt cọc, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân, nhưng dựa vào các yếu tố khác nhau để xác định xem Tòa án nhân dân nào có thẩm quyền xử lý, cụ thể:

  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc là Tòa án nhân dân cấp huyện.
  • Căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự “1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
  • Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này”.
LUẬT TƯ MINH
LUẬT TƯ MINH

VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:

  • ✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm
  • ✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao
  • ✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.
  • ✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
  • ✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….
  • ✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm
  • ✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng

CÔNG TY LUẬT TNHH TƯ MINH 

👉LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *