Bị tuyên án treo có được đi làm được không?

Bị tuyên án treo có được đi làm được không?

  1. Án treo là gì?

  2. Quy định thời gian thử thách án treo

  3. Bị tuyên án treo có được đi làm được không?

Bị tuyên án treo có được đi làm được không?

1. Án treo là gì?

Là một chế định phổ biến trong pháp luật hình sự Việt Nam và đã được quy định từ rất lâu thông qua các Bộ luật hình sự. Tuy nhiên cho tới nay vẫn có rất nhiều người hiểu nhầm và không nhận ra được bản chất thực sự của án treo. Dựa trên những văn bản pháp luật hình sự đang có hiệu lực để có thể định nghĩa khái niệm án treo.

Theo khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định:

“Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự”.

Theo Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP  ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treoquy định như sau:

“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”.

Trên cơ sở các quan điểm trên, chúng ta có thể nhận ra khái niệm của án treo đó là:

“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá ba năm, không buộc họ phải chấp hành hình phạt tù khi có đầy đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo họ là nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó”.

Bị tuyên án treo có được đi làm được không?
án treo

2. Quy định về thời gian thử thách án treo

  • Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo quy định như sau:
  • “Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm”.

Như vậy, cách tính thời gian thử thách của người được hưởng án treo sẽ theo 3 trường hợp như sau:

  • Trường hợp người bị xử phạt tù không bị tạm giam thì thời gian thử thách bằng 02 lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm;
  • Trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giam thì lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng  02 lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm;
  • Trong trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thể ấn định thời gian thử thách ngắn hơn mức được hướng dẫn tại các điểm 1 và b nêu trên, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

3. Người bị án treo có được đi làm không?

Khi được hưởng án treo, người phạm tội sẽ không bị cách ly khỏi cộng đồng giống người phải chịu án phạt tù.

  • Đối với những người không bị tạm giam, tạm giữ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì sẽ được tiếp tục tại ngoại.
  • Còn đối với những người bị cơ quan chức năng tạm giam, tạm giữ để phục vụ cho công tác điều tra thì khi được tuyên án treo người đó sẽ được quay trở về và tái hòa nhập với xã hội.
  • Để sống ở ngoài, người đã phạm tội nhưng được hưởng án treo cũng có nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt.
  • Vậy họ cần phải có tiền để phục vụ cho những mục đích như vậy.
  • Hơn nữa, nhu cầu về lao động luôn là một nhu cầu chính đáng.

Pháp luật có cho phép những người đã phạm tội được hưởng án treo đi làm?

  • Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, trong thời gian thử thách, tòa án giao người phạm tội được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục.
  • Hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là một hình phạt bổ sung nếu tòa án xét thấy trường hợp người phạm tội tiếp tục làm công việc đó có thể sẽ lại một lần nữa gây hại cho xã hội và cho người khác.
  • Vì vậy, nếu tòa án không áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo Điều 30 và Điều 36 Bộ luật Hình sự, thì về nguyên tắc người được hưởng án treo vẫn có quyền đảm nhiệm chức vụ hoặc làm bất cứ nghề gì phù hợp với khả năng của mình.

Luật Thi hành án hình sự 2010 cũng quy định:

Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc trước khi phạm tội thì được bố trí công việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục và được hưởng chế độ của cán bộ, công chức, quân nhân, người lao động làm công ăn lương theo công việc mà mình đảm nhiệm.

Thử thách người được hưởng án treo

  • Ngoài ra, pháp luật quy định trong thời gian thử thách người được hưởng án treo sẽ có những hạn chế về quyền công dân nhất định.
  • Tuy không cấm nhưng cũng không quy định cụ thể trong thời gian thử thách người được hưởng án treo có được đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề cũ mà trước khi phạm tội họ đã đảm nhiệm.
  • Như vậy, không có quy định nào cấm người được hưởng án treo đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề trong thời gian thử thách.
  • Nhưng trên thực tế, hầu như không cơ quan, tổ chức nào giao cho người được hưởng án treo làm việc như trước khi họ phạm tội, nhất là những người trước khi phạm tội họ giữ những chức vụ trong các cơ quan, tổ chức, dù trong bản án, tòa án không cấm họ hành nghề hoặc giữ các chức vụ.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Bị tuyên án treo có được đi làm được không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ Công ty luật Tư Minh để gặp chuyên gia pháp lý.

 

>>>👉 Tham vấn bởi:  LUẬT SƯ VŨ XUÂN HOẰNG–  ĐOÀN LUẬT SƯ TPHCM  

👉 Nếu bạn đang vướng mắc về Hình sự, Dân Sự, Đất Đai, Hôn Nhân, Tranh chấp thừa kế… 

👉 Hãy liên hệ ngay Luật Tư Minh chúng tôi sẽ hỗ trợ giúp bạn trong thời gian nhanh nhất.

LUẬT TƯ MINH TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRÊN MỌI LĨNH VỰC

*** ĐẶC BIỆT LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI!!!**

  • Nhận làm hồ sơ pháp lý Nhà Đất HCM, TP THỦ ĐỨC, BÌNH DƯƠNG, ĐỒNG NAI, và các tỉnh lân cận
  • Đăng bộ Sang tên, Cấp sổ lần đầu,
  • Đổi sổ – Xin giấy phép xây dựng
  • Làm thủ tục Hoàn Công, hoàn công nhanh
  • Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  • Tách thửa, Gộp thửa – Xin 1/500 các dự án
  • Khai thừa kế, Xử lý tranh chấp Bất Động Sản

>>>>  Đặc biệt CHUYÊN NHẬN CÁC HỒ SƠ KHÓ    >>>>  LUẬT SƯ VŨ XUÂN HOẰNG–  ĐOÀN LUẬT SƯ TPHCM  ✧ Nếu bạn đang có vướng mắc vấn đề về hình sự, dân sự, tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân… liên hệ ngay Luật Tư Minh để được hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí      VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:

  • ✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm
  • ✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao
  • ✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.
  • ✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
  • ✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….
  • ✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm
  • ✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng

LUẬT SƯ VŨ XUÂN HOẰNG-  ĐOÀN LUẬT SƯ TPHCM

CÔNG TY LUẬT TNHH TƯ MINH 

👉LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *