8 Việc Phải Làm Sau Khi Lập Công Ty TNHH Một Thành Viên

Sau khi thành lập, doanh nghiệp cần phải tiến hành những công việc sau để hoạt động diễn ra một cách hợp pháp và tránh bị xử phạt, cụ thể:

1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Nơi thực hiện: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đã đăng ký.

2. Treo biển hiệu của doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 37, Luật Doanh nghiệp năm 2020: Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gắn tên tại trụ sở chính. Tên doanh nghiệp được gắn trên biển hiệu doanh nghiệp và việc treo biển hiệu doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Việc treo biển hiệu là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp nào vi phạm quy định này, phải chịu xử lý về vi phạm hành chính.

3. Đăng ký và kích hoạt chữ ký số điện tử

Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp, hỗ trợ việc kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, kê khai BHXH, ký hóa đơn…. Doanh nghiệp cần tiến hành lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín để đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với Cơ quan thuế. Đồng thời, doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản nộp tiền thuế qua mạng điện tử.

4. Kê khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài

– Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP những trường hợp đuợc miễn lệ phí môn bài bao gồm:

(1) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

(2) Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:

– Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).

Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài khi mới thành lập, khi mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc khi có thay đổi về vốn.

* Hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài như sau:

– Người nộp lệ phí môn bài mới thành lập thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Nếu trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

5. Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký khai thuế điện tử, đăng ký nộp thuế điện tử

Hiện nay không có quy định nào bắt buộc phải doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng. Trên thực tế, tất cả các doanh nghiệp thành lập đều mở tài khoản ngân hàng, tài khoản ngân hàng có các tác dụng đối với doanh nghiệp bao gồm:

+ Nộp thuế GTGT, thuế TNDN… mà không phải đến ngân hàng hoặc kho bạc;

+ Thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp trước đối tác và khách hàng;

+ Thuận tiện trong giao dịch với khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí;

+ Kiểm soát, quản lý tốt việc chi tiêu cũng như vấn đề tài chính của doanh nghiệp;

+ Chứng minh hợp lệ đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên.

6. Đăng ký mua và Phát hành hóa đơn điện tử

DN mới thành lập, Cơ quan thuế vẫn khuyến khích DN lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín, chất lượng để tiến hành việc đăng ký mua hóa đơn và làm thủ tục với cơ quan thuế để hóa đơn được phép sử dụng.

7. Lựa chọn phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng

Theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, hiện nay có hai phương pháp chính để tính thuế GTGT, đó là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu.

Khi mới thành lập, DN cần lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT phù hợp, việc này không chỉ ảnh hưởng lớn đến số thuế GTGT phải nộp hàng kỳ của DN mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng của DN. DN có thể căn cứ vào đối tượng khách hàng mà DN hướng tới là pháp nhân hay cá nhân để lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT. Nếu khách hàng của DN là tổ chức thì nên chọn phương pháp khấu trừ, nếu khách hàng là cá nhân/hộ kinh doanh, DN nên chọn phương pháp tính thuế trực tiếp…

8. Tổ chức bộ máy kế toán hoặc thuê đơn vị hành nghề làm kế toán

Theo quy định Điều 1 và Điều 2 của Luật kế toán 2015, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, DN phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê đơn vị hành nghề làm kế toán để thực hiện ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các chứng từ, sổ sách kế toán; nộp các loại báo cáo thuế, quyết toán thuế, theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *