Vỡ nợ không có khả năng trả nợ thì có bị đi tù không

I. Khái niệm

1. Vay tài sản là gì

Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định

Hợp đồng vay tài sản là khi hai bên có thỏa thuận với nhau, theo đó bên cho vay phải 
đưa tài sản cho bên vay; khi đến thời gian trả, bên vay phải hoàn trả lại cho bên 
cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng ban đầu và chất lượng, chỉ trả lãi nếu 
có thỏa thuận với nhau hoặc theo pháp luật có quy định.

Tóm lại, vay tài sản được xác lập trên thỏa thuận của bên vay và bên cho vay. Theo quy định, tài sản bao gồm: tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Vỡ nợ là gì?

Tình trạng khi một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một quốc gia không có khả năng thanh toán nợ. Bao gồm cả lãi lẫn gốc của một khoản vay hay chứng khoán khi đến thời hạn phải trả.

Như vậy, vỡ nợ là khi người vay không có khả năng thanh toán khoản nợ cho người cho vay khi đến hạn.

vỡ nợ; luật tư minh
Vỡ nợ

II. Các trường hợp vỡ nợ phổ biến

Vỡ nợ trên khoản vay có bảo đảm: Những khoản vay có bảo đảm bằng tài sản như nhà cửa, phương tiện cũng có thể bị vỡ nợ. Khi người vay không còn khả năng thanh toán, người cho vay sẽ có quyền thực hiện pháp lý đối với tài sản đã bảo đảm nhằm đảm bảo các khoản cho vay.

Vỡ nợ trên khoản vay không có bảo đảm: Các khoản vay tín chấp, nợ thẻ tín dụng hay hóa đơn y tế là các khoản vay tiềm ẩn nguy cơ không có khả năng thanh toán. Khi các khoản vay xảy ra vỡ nợ, người cho vay có quyền yêu cầu thực hiện pháp lý với người vay. Như vậy, bên đi vay sẽ phải trả và đền bù theo phán quyết của Tòa án, nếu không sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vỡ nợ trên khoản vay sinh viên: Thường các khoản vay nợ sinh viên không có tài sản bảo đảm. Vì thế mà rủi ro và hậu quả trên các khoản vay này cũng tương tự với nợ không đảm bảo. Mặc dù, khả năng vỡ nợ trên các khoản vay sinh viên thấp hơn nhiều bởi lãi suất thường ưu đãi.

Vỡ nợ trên hợp đồng tương lai: Trong trường hợp này, vỡ nợ xảy ra khi một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ đã được quy định trong thỏa thuận. Nó liên quan đến việc không giải quyết hợp đồng trước khi đến thời hạn. Khi một bên đồng ý mua với một mức giá cụ thể vào một ngày, còn bên kia đồng ý bán tại một thời điểm khác trong hợp đồng.

III. Hậu quả pháp lý khi rơi vào tình trạng vỡ nợ

1. Về mặt dân sự

Quy định về nghĩa vụ trả nợ khi vay tài sản tại Điều 466 BLDS 2015, cụ thể:

a) Khi vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ 
thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại 
khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời 
gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

b) Khi vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay 
phải trả lãi như sau:

– Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay 
mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy 
định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

– Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với 
thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Nếu các bên có thoả thuận khác về việc trả lãi khi quá hạn không trả hoặc không trả đủ khi đến hạn thì thực hiện theo thoả thuận của các bên. Ngoài việc trả lãi, nếu trong hợp đồng vay tiền có các quy định khác liên quan đến việc không có khả năng trả nợ khi đến hạn thì các bên thực hiện theo thoả thuận đó.

Có thể kể đến một số thoả thuận thường áp dụng như sau:

– Nếu có tài sản đảm bảo: Bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp, tài sản bảo 
đảm… để trừ nợ. Thường việc vay có tài sản đảm bảo sẽ áp dụng trong trường hợp vay 
thế chấp tại ngân hàng. Đến hạn trở nợ, nếu bên vay không trả được thì ngân hàng sẽ 
tiến hành các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Ngoài ra, việc vỡ nợ 
khi vay ngân hàng có thể khiến lịch sử tín dụng của người đi vay rơi vào tình trạng 
nợ xấu, nếu thuộc nhóm nợ xấu 3, 4, 5 thì sẽ bị CIC ghi lại lịch sử nợ xấu và gặp khó 
khăn khi muốn vây ngân hàng ở các lần sau đó.

– Nếu không có tài sản đảm bảo: Hai bên thoả thuận về việc trả nợ hoặc gia hạn thời 
hạn trả nợ… Nếu không thoả thuận được thì bên cho vay có thể khởi kiện ra Toà để đòi 
nợ. Tòa sẽ ra một bản án để phán quyết xem nghĩa vụ trả nợ là bao nhiêu và bao giờ. 
Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ dựa trên bản án (tự nguyện thi 
hành). Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án thì bên cho vay tiền có 
quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.

2. Về mặt hình sự

Việc vay nợ nhưng không trả nợ có thể chịu trách nhiệm hình sự. Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 
169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn 
vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 
20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, 
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác 
bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài 
sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố 
tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác 
bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến 
không có khả năng trả lại tài sản.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vậy, khi có bằng chứng, chứng cứ chứng minh hành vi của người vay nợ thuộc các trường hợp nêu trên, thì bên cạnh biện pháp dân sự là khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản, người cho vay còn có thể gửi đơn tố giác người vay nợ với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định nêu trên.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Vỡ nợ không có khả năng trả nợ thì có bị đi tù không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ Công ty luật Tư Minh để gặp chuyên gia pháp lý.

VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:

✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm

✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao

✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.

✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.

✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….

✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm

✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng

LUẬT TƯ MINH 

☎️ Hotline: 1900299208

📣 Website : www.luattuminh.vn 

  Face book :  LUẬT TƯ MINH   www.facebook.com/ctyluattuminh

 Tik tok  LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh

 Youtube: LUẬT TƯ MINH  https://www.youtube.com/@luattuminh

📧 Email: tuminhlaw@gmail.com

👉LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *