Khai nhận thừa kế không có di chúc

Di sản thừa kế được quy định như thế nào?

Di sản để lại thừa kế gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết, trong tài sản chung với người khác theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015. Do đó, có thể hiểu di sản bao gồm tất cả những vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản (động sản và bất động sản) mà người để lại thừa kế sở hữu.

Cha mẹ mất không để lại di chúc, di sản được chia thế nào?

Theo khoản 1 Điều 651 bộ Luật dân sự 2015, trong trường hợp người để thừa kế không để lại di chúc thì chia thừa kế thì di sản để thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Người thừa kế theo pháp luật bao gồm những ai?

Căn cứ theo quy định Điều 651 bộ Luật dân sự 2015 người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

– Những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối.

Khai nhận thừa kế không có di chúc
Khai nhận thừa kế không có di chúc

Hồ sơ cần chuẩn bị để nhận thừa kế tài sản không có di chúc gồm những gì?

Đầu tiên, tại Điều 58 Luật công chứng 2014 quy định về việc công chứng văn bản khai nhận di sản như sau:

Công chứng văn bản khai nhận di sản

  1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
  2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
  3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Dẫn chiếu đến Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn như sau:

Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

  1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
  2. a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
  3. b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  4. c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  5. d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Như vậy, hồ sơ cần chuẩn bị để nhận thừa kế tài sản không có di chúc gồm:

 – Phiếu yêu cầu công chứng ghi rõ họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng.

         – Dự thảo hợp đồng để nhận thừa kế tài sản không có di chúc.

         – Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng.

         – Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.

         – Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

         – Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.

         – Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014 thì hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản còn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

         – Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

         – Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Công Ty Luật TNHH Tư Minh

  • Địa chỉ 1: Số 16 Đường D21 P. Phước Long B, Tp Thủ Đức
  • Địa chỉ 2: 912/7 quốc lộ 13 Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức
  • Địa chỉ 3: Số 80 đường Song Hành, KDT Lakeview City, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Hotline: 1900 299 208

Website: www luattuminh vn

*****************************

LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH #luattuminh  #luatsu #luatsugioi  #truycuutrachnhiem#luatsuvuxuanhoang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *