Hành vi dân sự của người nước ngoài là gì

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được luật hoá tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cả nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”.

Như vậy, theo cách định nghĩa này nhấn mạnh vào đặc điểm “khả năng có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự “Khả năng” được định nghĩa là “cái cỏ thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định” hoặc “năng lực, tiềm lực”. Theo đó, năng lực pháp luật của cá nhân chính là việc pháp luật ghi nhận quyền, nghĩa vụ của từng cá nhân tương ứng với điều kiện đặt ra dành cho mỗi cá nhân đó. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được hiểu là năng lực khách quan của cá nhân đó, tức là những quyền và nghĩa vụ do pháp luật ghi nhận, Nhà nước thừa nhận và không bị phụ thuộc vào mong muốn của cá nhân đó.

2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài?

Đối với các nước thuộc hệ thống pháp luật Common Law, để xác định năng lực chủ thể của cá nhân, pháp luật được áp dụng thường là pháp luật của nước mà họ cư trú, ví dụ, tại Anh, để xác định năng lực chủ thể của cá nhân, tòa án Anh sẽ xác định theo pháp luật của nước có mối quan hệ mật thiết với cá nhân, đó chính là nơi cư trú của cá nhân.

Đối với các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law, việc xác định năng lực chủ thể của cá nhân thường căn cứ vào nguyên tắc chủ đạo là áp dụng pháp luật của nước mà người đó là mang quốc tịch. Cụ thể theo tư pháp quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức, năng lực chủ thể của cá nhân được xác định theo luật quốc tịch: Năng lực chủ thể và năng lực giao kết hợp đồng của cá nhân được điều chỉnh bởi luật của nước mà cá nhân đó mang quốc tịch.

3. Năng lực chủ thể của người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 673 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định hai nguyên tắc xác định năng lực chủ thể của người nước ngoài:

Thứ nhất, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Với quy định này, cá nhân là công dân của quốc gia nào thì năng lực pháp luật của họ sẽ xác định theo pháp luật quốc gia đó. Quy định này thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân với quốc gia mà họ mang quốc tịch, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài khi tham gia vào các quan hệ dân sự.

Ví dụ: Tòa án Việt nam giải quyết vụ tranh chấp về hợp đồng giữa một công dân Hoa kỳ và công dân Việt Nam. Trong trường hợp này năng lực pháp luật của công dân Việt nam áp dụng pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật của công dân Hoa Kỳ sẽ được xác định theo pháp luật Hoa Kỳ.

Bên cạnh nguyên tắc chủ đạo trên, tư pháp quốc tế Việt Nam còn áp dụng nguyên tắc thư hai để xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài là “Người nước ngoài tại Việt nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác (Khoản 2 Điều 673). Trường hợp này đặt ra khi người nước ngoài tại Việt Nam và tham gia các quan hệ dân sự thì năng lực pháp luật của người đó được xác định như công đân Việt Nam và theo pháp luật Việt Nam.

Kết hợp giữa Khoản 1 và Khoản 2 của Điều 673 Bộ luật dân sự năm 2015 cho thấy, để xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt nam, ngoài việc căn cứ vào pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch còn căn cứ trên cở sở các quy định của pháp luật Việt Nam.

Ví dụ, tòa án Việt Nam giải quyết một vụ tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa một công dân Hoa Kỳ và công dân Việt Nam và công dân Hoa Kỳ đó đang cứ trú tại Việt Nam. Khi xem xét năng lực pháp luật của công dân này (quyền sở hữu tài sản), ngoài việc căn cứ vào pháp luật của Hoa Kỳ (luật của nước mà đương sự mang quốc tịch) tòa án Việt Nam còn căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt nam. Trong trường hợp này công dân Hoa Kỳ sẽ có năng lực pháp luật như công dân Việt Nam.

 Trong trường hợp áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài mang quốc tịch dẫn đến hậu quả trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ không áp dụng luật nước ngoài đó mà sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam (Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2015).

Tuy nhiên, người nước ngoài tại Việt Nam, không phải trong mọi trường hợp người đó đều có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam. Pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết pháp luật các nước đều có những quy định về quyền và nghĩa vụ dành riêng cho công dân nước mình như quyền được phục vụ trong lực lượng vũ trang công an, quân đội,…chỉ dành riêng cho công dân Việt nam (trừ một số trường hợp ngoại lệ).

Điều 673 của Bộ luật dân sự năm 2015 tuy có sự hoán đổi về câu chữ tại Khoản 2, “người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác” nhưng thực chất là đã kế thừa toàn bộ nội dung của Điều 761 Bộ luật dân sự năm 2005.

Đối với người không quốc tịch, pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối quan hệ gắn bó nhất (Điều 672). Hệ thuộc luật quốc tích và hệ thuộc luật nơi cư trú là hai dạng chính của hệ thuộc luật nhân thân- một trong các hệ thuộc luật lâu đời của tư pháp quốc tế thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến nhân thân của các bên chủ thể.

Đối với người có nhiều quốc tịch, “pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất. (Khoản 2, Điều 672). Pháp luật nước được coi là gắn bó nhất sẽ được xác định theo từng trường hợp, hoàn cảnh, từng loại quan hệ nhất định, ví dụ, có thể là nơi tồn tại bất động sản trong quan hệ sở hữu, nơi ký kết hợp đồng trong quan hệ hợp đồng.

Nếu pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Hành vi dân sự của người nước ngoài là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ Công ty luật Tư Minh để gặp chuyên gia pháp lý.

VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:

✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm

✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao

✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.

✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.

✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….

✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm

✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng

LUẬT TƯ MINH 

☎️ Hotline: 1900299208

📣 Website : www.luattuminh.vn 

  Face book :  LUẬT TƯ MINH   www.facebook.com/ctyluattuminh

 Tik tok  LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh

 Youtube: LUẬT TƯ MINH  https://www.youtube.com/@luattuminh

📧 Email: tuminhlaw@gmail.com

👉LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *