Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Tư Cách Pháp Nhân Không ?

Để biết được Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không chúng ta phải hiểu điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân, gồm những điều kiện sau: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ về các điều kiện để một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân.

– Thứ nhất, tổ chức phải được thành lập theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. Điều này đảm bảo rằng tổ chức được hoạt động theo đúng quy định pháp luật và có thể được nhận diện với tư cách pháp nhân.

– Thứ hai, phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Bao gồm cấu trúc các cơ quan lãnh đạo và bộ phận chuyên môn của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động.

– Thứ ba, pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Tức là pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và trong giới hạn tài sản đó. Năng lực trách nhiệm pháp nhân gọi là trách nhiệm hữu hạn, trừ trường hợp ngoại lệ là các công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn.

– Thứ tư, tổ chức phải có thể tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Điều này đảm bảo rằng pháp nhân có quyền và trách nhiệm phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến các hoạt động mà nó tham gia, cũng như tự quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình một cách độc lập.

Như vậy để có thể có tư cách pháp nhân thì cần đáp ứng được các điều kiện trên theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không?

– Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân: Để thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu phải tuân thủ quy định pháp luật về hồ sơ đăng ký và trình tự thủ tục. Tuy nhiên, quá trình này không yêu cầu sự phê duyệt, công nhận hoặc cấp phép từ cơ quan nhà nước như trong trường hợp thành lập một tư cách pháp nhân chính thức. Có thể thấy, không có sự công nhận rõ ràng về tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp tư nhân.

– Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân: Căn cứ khoản 2 điều 190 Luật Doanh nghiệp năm 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự quản lý và điều hành doanh nghiệp hoặc thuê một người khác làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc để quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc này chỉ đơn thuần là một sự phân công nhiệm vụ hoặc một hợp đồng lao động, không tạo ra một thực thể pháp nhân độc lập có quyền và trách nhiệm pháp lý riêng biệt. Chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn hoạt động và chịu trách nhiệm theo tư cách cá nhân, và không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp.

– Tính độc lập về tài sản: Căn cứ Điều 81 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì ” tài sản của một pháp nhân bao gồm phần vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan“.

Tuy nhiên, theo Điều 189 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân được chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, bao gồm số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. 

Từ những lý do trên có thể thấy rằng tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với chủ sở hữu. Do đó, Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Cũng không có sự tách bạch, rõ ràng giữa tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền sử dụng vốn đầu tư và tài sản của doanh nghiệp như là tài sản cá nhân, không có sự phân ly rõ ràng giữa hai khía cạnh này. Vì không có tư cách pháp nhân độc lập, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm pháp lý và tài chính của doanh nghiệp một cách cá nhân. Trong trường hợp xảy ra các vấn đề pháp lý, nợ nần hoặc tranh chấp, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình, không có sự giới hạn về trách nhiệm pháp lý giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp.

Vậy nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không đáp ứng đủ các điều kiện:

– Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với chủ sở hữu. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không được phân tách rõ ràng với tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân. Nên không có tư cách pháp nhân. 

– Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân về các nghĩa vụ và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp tư nhân.

Trên đây là những quy định của pháp luật vì sao Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Để được tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, lựa chọn mô hình doanh nghiệp. Liên hệ Luật Tư Minh để được tư vấn miễn phí. 

vì sao chọn Luật Tư Minh

vì sao chọn Luật Tư Minh

VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:

✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm

✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao

✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.

✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.

✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….

✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm

✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng

LUẬT TƯ MINH 

☎️ Hotline: 1900299208

📣 Website : www.luattuminh.vn 

  Face book :  LUẬT TƯ MINH   www.facebook.com/ctyluattuminh

 Tik tok  LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh

 Youtube: LUẬT TƯ MINH  https://www.youtube.com/@luattuminh

📧 Email: tuminhlaw@gmail.com

👉LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *