Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú cần những gì?

Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú cần những gì?

1. Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú?

Quyền được khai sinh là quyền của mỗi người và pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền này. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch.

Như vậy, nếu bố đứa bé đồng tình, chị hoàn toàn có thể cùng anh B đi khai sinh cho con, đặt tên con theo họ bố với thủ tục rất đơn giản. Trường hợp anh B không đồng ý, chị hoàn toàn có thể đăng ký khai sinh cho con với duy nhất tên chị trong cột “Họ và tên mẹ” và con chị được lấy họ theo họ mẹ.

Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, bạn vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân với anh Nguyễn Văn A thì về nguyên tắc, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng là con chung của hai vợ chồng theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

  1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

  1. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

2. Đăng ký khai sinh theo họ cha khi sinh con ngoài giá thú?

Căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật hộ tịch năm 2014 căn cứ để đăng ký khai sinh họ cha cho con ngoài giá thú khi đã thực hiện thủ tục xác nhận cha, mẹ, con Việc xác nhận Cha mẹ con được thực hiện theo hướng dẫn tại Làm thế nào xác nhận cha cho con sinh ra ngoài giá thú? Việc đăng ký khai sinh họ cha cho con ngoài giá thú được thực hiện khi có một trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất: Đã được quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

Thứ hai: Đã có bản án đã có hiệu lực của tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết.

* Thủ tục đăng ký khai sinh cho con:

– Thẩm quyền: Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh;

– Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị:

+ Tờ khai thông tin theo mẫu Thông tư 15/2015/TT-BTP (Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

+ Giấy chứng sinh;

+ Trích lục “Công nhận cha, mẹ, con” Của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án nhân dân về việc xác nhận mối quan hệ Cha, mẹ, con (nếu việc xác nhận quan hệ cha, con được thực hiện tại Tòa án)

– Thời gian: Ba ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được hồ sơ hợp lệ.

3. Cách làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú?

Thứ nhất, khi làm giấy khai sinh cho con bạn có cần sự có mặt của mẹ bạn không?

Theo Điều 7 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP Quy đinh chi tiết thi một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013 về thời hạn đăng ký thường trú:

“1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.

2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.

3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.”

Như vậy, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày con bạn được đăng ký khai sinh, bạn có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho con bạn theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Nếu bạn là người đi đăng ký thường trú cho con bạn thì không cần mẹ của bạn có mặt mà chỉ cần có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho con bạn nhập vào sổ hộ khẩu của mẹ bạn. Còn nếu bạn không thể đi đăng ký thường trú cho con bạn được thì bạn có thể uỷ quyền cho mẹ bạn bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ làm thủ tục đăng ký thường trú cho con bạn.

Thứ hai, thủ tục nhận con cần những giấy tờ:

Theo Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đinh năm 2014 về quyền nhận con:

“1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.

2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.”

Bên cạnh đó, theo Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

Hồ sơ gồm:

– Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

– Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Trường hợp không có văn bản này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được đầy đủ hồ sơ.

Thứ ba, việc theo họ của người cha hay người mẹ?

Sau khi kết hợp thủ tục nhận con và làm giấy khai sinh cho cháu xác định phần người cha trong giấy khai sinh thì họ của con có thể theo họ của cha hoặc họ của mẹ theo tập quán hoặc thỏa thuận của cha mẹ.

********
Công Ty Luật TNHH Tư Minh
Địa chỉ 1: Số 16 Đường D21 P. Phước Long B, Tp Thủ Đức
Địa chỉ 2: Đường DT747, KP4, phường Uyên Hưng, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương.
Địa chỉ 3: Văn phòng đại diện Số 80 đường Song Hành, KDT Lakeview City, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Hotline: 1900 299 208
Website: www luattuminh vn
*****************************
LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *