Công chức bị tạm giam, tạm giữ có được trả lương không?
Có nhiều trường hợp trên thực tế, công chức bị tạm giam để điều tra vì hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản của nhà nước … hoặc những hành vi vi phạm pháp luật khác. Vậy công chức bị tạm giam hoặc bị tạm giữ thì có được trả lương hay không?
1. Công chức bị tạm giam, tạm giữ có được trả lương không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, những đối tượng được xác định là công thức hoàn toàn có thể bị tạm đình chỉ công tác nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện căn cứ theo quy định Điều 81 của Luật cán bộ công chức năm 2019. Cụ thể thì, các cơ quan và tổ chức quản lý cán bộ công chức hoàn toàn có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức trong khoảng thời gian xem xét kỷ luật đối với công chức theo quy định của pháp luật, nếu để công chức đó tiếp tục làm việc thì có thể gây ra nhiều khó khăn cho việc xử lý kỷ luật trên thực tế. Tuy nhiên, quá trình tạm đình chỉ công tác đối với công chức cũng chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian tạm đình chỉ công tác đối với công chức sẽ kéo dài không quá 15 ngày, trong trường hợp cần thiết thì có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày tiếp theo. Nếu như các đối tượng được xác định là công chức bị tạm giữ tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra hoặc truy tố và xét xử theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì thời gian tạm giữ hoặc tạm giam sẽ được tính là thời gian nghỉ việc có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật, và hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, nếu như các đối tượng được xác định là công chức không bị xử lý kỷ luật thì hoàn toàn được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
Đồng thời, trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ cho quá trình điều tra hoặc truy tố hoặc xét xử thì công chức sẽ vẫn được hưởng lương theo quy định của pháp luật. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, có quy định về chế độ và chính sách đối với trường hợp công chức đang trong thời gian bị tạm giữ, đang trong thời gian bị tạm giam hoặc tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ. Theo đó thì, những đối tượng được xác định là công chức đang trong thời gian bị tạm giữ tạm giam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ áp dụng theo chế độ như sau:
– Trong thời gian tạm giữ hoặc tạm giam hoặc được cho phép tại ngoại theo quy định của pháp luật nếu như đáp ứng được đầy đủ điều kiện tại ngoại, nhưng bị áp dụng biện pháp cấm rời khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, phục vụ cho quá trình truy tố hoặc xét xử, hoặc bị tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật trên thực tế, thì những đối tượng này sẽ được hưởng 50% mức lương hiện hưởng, và cộng với mức phụ cấp đối với chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung nếu đủ điều kiện luật định, hưởng mức phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
– Trong trường hợp các đối tượng được xác định là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, hoặc giữ chức vụ quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì sẽ không được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo và chức vụ quản lý theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp các đối tượng được xác định là công chức không bị xử lý kỷ luật, hoặc được kết luận là oan sai theo quy định của pháp luật thì sẽ được truy lĩnh 50% còn lại theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp các đối tượng được xác định là công chức bị xử lý kỷ luật, hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố là có tội thì sẽ không được truy lĩnh 50% còn lại theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, công chức bị tạm giữ hoặc tạm giam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ cho quá trình điều tra hoặc truy tố hoặc xét xử thì vẫn sẽ được hưởng 50% mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung, kèm theo phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
2. Sau khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam thì công chức có được quay lại làm việc không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 của Luật cán bộ công chức năm 2019 có quy định về hoạt động tạm đình chỉ công tác đối với những đối tượng được xác định là cán bộ và công chức, cụ thể như sau:
– Các cơ quan tổ chức và đơn vị có trách nhiệm quản lý cán bộ và công chức theo quy định của pháp luật có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với những đối tượng này trong thời gian xem xét và xử lý kỷ luật đối với cán bộ và công chức đó. Nếu như để những đối tượng được xác định là cán bộ và công chức đó tiếp tục làm việc thì có nguy cơ có thể gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho việc xem xét và xử lý trên thực tế. Thời hạn tạm đình chỉ công tác chắc kéo dài không quá 15 ngày theo quy định của pháp luật, trong trường hợp cần thiết thì có thể kéo dài thêm, tuy nhiên tối đa cũng không được kéo dài quá 15 ngày tiếp theo. Nếu như trường hợp các đối tượng được xác định là cán bộ và công chức bị tạm giữ hoặc tạm giam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ cho công tác điều tra hoặc truy tố hoặc xét xử trên thực tế thì thời gian tạm giữ tạm giam sẽ được tính là thời gian cán bộ và công chức đó nghỉ việc có lý do chính đáng, hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, nếu như cán bộ và công chức không bị xử lý kỷ luật thì sẽ tiếp tục được bố trí làm việc ở vị trí cũ;
– Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ tạm giam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố hoặc xét xử, thì những đối tượng được xác định là cán bộ và công chức vẫn sẽ được hưởng lương theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp những đối tượng được xác định là công chức bị tạm giữ tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra hoặc truy tố hoặc xét xử, thì thời gian tạm giữ hoặc tạm giam đó sẽ được tính là khoảng thời gian mà công chức nghỉ việc có lý do chính đáng. Và khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nêu trên, nếu những đối tượng được xác định là công chức không bị xử lý kỷ luật thì sẽ được phép tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ (tức là được quyền quay lại làm việc).
3. Công chức bị tạm giam, tạm giữ có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về vấn đề tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó thì, những đối tượng được xác định là người lao động đang tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật mà bị tạm giam, thì người lao động và người sử dụng lao động được quyền tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trên thực tế. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định về việc người lao động bị oan sai theo quy định của pháp luật thì sẽ được thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian bị tạm giam đó. Số tiền đóng bù sẽ không được tính lãi chậm đóng căn cứ theo quy định tại Điều 122 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
Như vậy thì có thể nói, công chức đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam/tạm giữ thì sẽ được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nếu như công chức bị tạm giam hoặc tạm giữ được xác định là bị oan sai theo quy định của pháp luật, thì sẽ cần phải thực hiện hoạt động đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam/bị tạm giữ đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cán bộ, công chức năm 2019;
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
********
Công Ty Luật TNHH Tư Minh
Địa chỉ 1: Số 16 Đường D21 P. Phước Long B, Tp Thủ Đức
Địa chỉ 2: Đường DT747, KP4, phường Uyên Hưng, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương.
Địa chỉ 3: Văn phòng đại diện Số 80 đường Song Hành, KDT Lakeview City, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Hotline: 1900 299 208
Website: www luattuminh vn
*****************************
LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH