Pháp Nhân Là Gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau:
“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
– Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về khái niệm của pháp nhân, nhưng qua các điều kiện trên, có thể hiểu: Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con ngươi, được pháp luật của một Nhà nước quy định có quyền năng chủ thể. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một tổ chức nào cũng được Nhà nước công nhận có tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo trình tự, thủ tục và có đủ các điều kiện do pháp luật quy định hoặc tồn tại trên thực tế đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và được Nhà nước công nhận thì mới có tư cách pháp nhân.
Xác định quốc tịch của pháp nhân như thế nào?
Căn cứ Điều 80 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Nếu pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì sẽ có quốc tịch Việt Nam.”
Có thể thấy, nếu pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam sẽ mang quốc tịch Việt Nam. Ngược lại, nếu thành lập theo pháp luật không phải của Việt Nam thì sẽ mang quốc tịch theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó được thành lập.
Có hai trường hợp xảy ra như sau:
– Pháp nhân được thành lập tại Việt Nam áp dụng pháp luật của Việt Nam.
Nếu pháp nhân được thành lập ở nước ngoài nhưng theo pháp luật Việt Nam thì sẽ có quốc tịch Việt Nam (Trong trường hợp quốc gia nước ngoài đó không cấm pháp nhân thành lập ở nước mình nhưng theo quy định pháp luật của nước khác).
Khi mang quốc tịch Việt Nam, pháp nhân sẽ có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam quy định.
– Pháp nhân thành lập ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài thì không mang quốc tịch Việt Nam mà mang quốc tịch theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó thành lập.
Căn cứ Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định :
“Xác định quốc tịch của pháp nhân theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó thành lập”. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các vấn đề liên quan đến pháp nhân gồm:
– Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Nếu pháp nhân được xác định mang quốc tịch nước ngoài thì khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam sẽ áp dụng quy định của Việt Nam để xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài này.
– Tên gọi, đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
– Tổ chức hoặc tổ chức lập, giải thể… pháp nhân.
– Các mối quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân cũng như trách nhiệm của pháp nhân/thành viên pháp nhân với nghĩa vụ mà pháp nhân này.
Những vấn đề này cũng sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch.
Trên đây là quy định của pháp luật về xác định quốc tịch của pháp nhân, để được tư vấn về thành lập doanh nghiệp, các vấn đề về doanh nghiệp….Liên hệ Luật Tư Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:
✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm
✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao
✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.
✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….
✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm
✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng
LUẬT TƯ MINH
☎️ Hotline: 1900299208
📣 Website : www.luattuminh.vn
Face book : LUẬT TƯ MINH www.facebook.com/ctyluattuminh
Tik tok LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh
Youtube: LUẬT TƯ MINH https://www.youtube.com/@luattuminh
📧 Email: tuminhlaw@gmail.com