Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực
Căn cứ Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự, nên điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng chính là điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực.
Theo đó, căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là:
– Các bên tham gia hợp đồng: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp với loại hợp đồng được xác lập và hoàn toàn tự nguyện. Ví dụ, hợp đồng liên quan đến bất động sản của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015).
– Mục đích, nội dung giao kết hợp đồng: Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Hình thức của hợp đồng: Nếu pháp luật yêu cầu hình thức của hợp đồng là điều kiện để hợp đồng đó có hiệu lực thì các bên trong hợp đồng phải tuân theo quy định đó.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán bất động sản bắt buộc phải lập bằng văn bản có công chứng thì các bên phải công chứng hợp đồng này.
Trường hợp về hợp đồng bị vô hiệu
Căn cứ theo Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau đây:
– Hợp đồng có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
– Hợp đồng được xác lập do giả tạo, nhằm che giấu một hợp đồng khác.
Ví dụ như các bên lập hợp đồng uỷ quyền có nội dung định đoạt (mua, bán, tặng cho…) quyền sử dụng đất nhằm che giấu giao dịch thật sự là mua bán, tặng cho… (chuyển quyền sở hữu) quyền sử dụng đất đó.
– Hợp đồng được lập bởi người chưa thành niên (dưới 18 tuổi). Người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi đã được người có quyền, nghĩa vụ liên quan yêu cầu Toà án tuyên vô hiệu.
– Hợp đồng được lập do nhầm lẫn. Một bên trong hợp đồng vì nhầm lẫn mà mục đích giao kết hợp đồng không thực hiện được thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên vô hiệu.
– Hợp đồng được lập do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
– Hợp đồng do người không nhận thức, làm chủ hành vi của mình thực hiện.
– Hợp đồng được lập nhưng không tuân thủ quy định về hình thức có hiệu lực của pháp luật, hợp đồng phải công chứng nhưng các bên lại không công chứng.
– Đối tượng của hợp đồng không thực hiện được. Cụ thể, một bên biết/phải biết về việc này nhưng không thông báo cho bên kia khiến bên kia chấp nhận giao kết hợp đồng. Ngoài việc hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì bên kia còn có thể phải bồi thường thiệt hại.
Khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu, theo Điều 131 Bộ luật Dân sự, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Hợp đồng vô hiệu đó sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được giao kết. Đồng thời, bên nào có lỗi trong việc hợp đồng vô hiệu thì sẽ phải bồi thường thiệt hại.
VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:
✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm
✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao
✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.
✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….
✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm
✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng
LUẬT TƯ MINH
☎️ Hotline: 1900299208
📣 Website : www.luattuminh.vn
Face book : LUẬT TƯ MINH www.facebook.com/ctyluattuminh
Tik tok LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh
Youtube: LUẬT TƯ MINH https://www.youtube.com/@luattuminh
📧 Email: tuminhlaw@gmail.com