Vụ Vạn Thịnh Phát Cựu tổng giám đốc SCB nói về thất bại

Hôm nay (12-3), các luật sư tham gia phiên tòa sẽ tiếp tục xét hỏi đối với các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu tổng giám đốc SCB nói về thất bại của quá trình tái cơ cấu

Tại cuối phiên xử ngày hôm qua (11-3), luật sư Phan Trung Hoài – bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan – đã thẩm vấn bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc Ngân hàng SCB).

Đọc hồ sơ SCB mới thấy nổi lên vai trò của bà Trương Mỹ Lan

  • “Trong điều kiện bình thường thì việc phê duyệt khoản vay sẽ theo hạn mức phê duyệt do HĐQT phân bổ.
  • Mức thẩm quyền cao nhất thuộc về HĐQT, sau đó HĐQT có thể phân quyền cho tổng giám đốc và tổng giám đốc tiếp tục phân quyền xuống cấp dưới.
  • Tổng tài sản của SCB tại thời điểm hợp nhất thật ra đến 200.000 tỉ chứ không phải 134.000 tỉ đâu. 134.000 tỉ chỉ là dư nợ thôi, còn lại là những tài sản khác không thể thu hồi được.
  • Nên khi đọc kỹ hồ sơ tái cơ cấu SCB thì không thể hiểu nổi lấy tiền đâu để nuôi ngân hàng này, thu nhập lấy gì nuôi sống để tiếp tục tái cơ cấu thì lúc đó bị cáo mới thấy nổi lên vai trò của bà Trương Mỹ Lan.

Bà ấy đưa tài sản vào để hoán chuyển khoản vay trước đây không có tài sản đảm bảo trở thành những khoản vay mới có tài sản đảm bảo.

“Thất bại của SCB cũng là thất bại của cuộc đời bị cáo”

Những khoản vay sai với đề án tái cơ cấu là những khoản đã tồn tại trước khi hợp nhất. Các khoản vay này thiếu tài sản đảm bảo, quá hạn, thành ra bà Lan mới đưa những bất động sản như Time Square, Windsor… vào để cấu trúc lại những khoản vay cũ.

Có nghĩa là đổi người vay, có tài sản đảm bảo nhưng không có tiền ra khỏi ngân hàng”, bị cáo Văn giải thích.

Từ lời khai này của bị cáo Văn, hội đồng xét xử yêu cầu bị cáo trả lời mục đích vay vốn thể hiện trên các hồ sơ mà bị cáo cho rằng là để “cấu trúc lại những khoản vay cũ” thì bị cáo Văn khai không nhớ chính xác.

Hội đồng xét xử lưu ý bị cáo không trả lời những vấn đề không biết chính xác.

“Mặc dù có đưa tài sản vào, có trả nợ một phần cho tái cơ cấu nhưng như các bị cáo khác đã trả lời là chỉ có hơn 5.000 tỉ đồng”, chủ tọa lưu ý.

  • Luật sư hỏi bị cáo Văn trong giai đoạn làm việc tại SCB, ngân hàng này có hoạt động đúng nghĩa là ngân hàng hay không trong điều kiện thanh, kiểm tra, giám sát liên tục như vậy.
  • “Bị cáo suy nghĩ rất nhiều về việc này, vì sao quá trình tái cơ cấu SCB có thể coi là thất bại và thất bại này cũng là thất bại cuộc đời của bị cáo, để giải thích thì không thể nói hết.
  • Bị cáo chỉ tóm gọn lại là quá trình tái cơ cấu nếu như tự tái cơ cấu bằng những nguồn lực tự có mà không có những nguồn lực mới, những nhà đầu tư mới và những con người mới hoàn toàn.
  • Đó là những vấn đề bị cáo rút ra được trong giai đoạn khó khăn này.

Các số liệu của SCB từ khi mới hợp nhất đã dưới chuẩn rồi, thuộc đối tượng cần giám sát đặc biệt nhưng cái đó không phải là ý chí của nhà điều hành, vẫn muốn tái cơ cấu”, bị cáo Văn ngậm ngùi.

✧ Nguồn: Tuổi Trẻ

✧ Nếu bạn đang có vướng mắc vấn đề về hình sự, dân sự, tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân… liên hệ ngay Luật Tư Minh để được hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí ngay

VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:

  • ✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm
  • ✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao
  • ✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.
  • ✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
  • ✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….
  • ✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm
  • ✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *