1. Vay lãi ngày là gì?
Cho vay lãi ngày” diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày để chỉ các giao dịch cho vay tính lãi suất theo ngày.
Thủ tục vay trong trường hợp này cũng đơn giản, nhiều khi chỉ cần “cắm” Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc bằng lái xe, thẻ sinh viên… tại chỗ cho vay là được đảm bảo để vay. Số tiền vay cũng chỉ dao động dưới 50 triệu đồng.
2. Quy định về lãi suất cho vay
Lãi suất được quy định cụ thể trong Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó:
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
3. Cho vay tính lãi ngày có phải là cho vay nặng lãi không
Để xét vay lãi ngày có phải vay nặng lãi không thì trong phạm vi bài viết chỉ đề cập đến việc vay nợ giữa cá nhân với cá nhân hoặc cá nhân với tổ chức mà không phải tổ chức tín dụng bởi các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay với mức lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Quy định về thế nào là vay nặng lãi được giải thích tại khoản 1, Điều 2, Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP. Cụ thể, cho vay lãi nặng được định nghĩa như sau:
Điều 2. Về một số từ ngữ
“Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1, Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.
Trong đó, lãi suất cao nhất mà các bên có thể thoả thuận nêu tại khoản 1, Điều 468, Bộ luật Dân sự là 20%/năm. Do đó, được xem là cho vay lãi nặng nếu các bên thoả thuận mức lãi suất cao hơn 100%/năm hoặc 0,27%/ngày.
Do đó, nếu lãi ngày vượt quá 0,27%/ngày thì bị xem là cho vay nặng lãi.
Ví dụ: Ông A. cho ông B. vay 10 triệu đồng trong vòng 01 tháng với lãi suất ngày là 20 nghìn đồng/triệu đồng/ngày. Như vậy, mức lãi suất ông A. và ông B. đang thoả thuận cho số tiền vay là 200.000 đồng/10 triệu đồng/ngày tương đương với mức lãi suất là 02%/ngày, gấp 08 lần lãi suất cao nhất được phép cho vay theo ngày như phân tích nêu trên. Do đó, đây được xem là ông A. cho ông B. vay nặng lãi.
4. Cho vay lãi ngày vượt quá lãi suất cho phép bị xử phạt như nào
Quy định xử phạt vi phạm hành chính:
Như nếu cho vay với lãi suất vượt quá 20%/năm, các hiệu cầm đồ, các đối tượng kinh doanh dịch vụ cho vay lấy lãi nhưng không đăng ký kinh doanh và các đối tượng lợi dụng tổ chức họ để cho vay lãi nặng đều có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. Đây là nội dung quy định tại điểm d khoản 4 Điều 12 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
“Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;”
Quy định trách nhiệm hình sự:
Nếu mức độ nặng, người cho vay nặng lãi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cho vay nặng lãi” theo Điều 201, Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Điều 201. Tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Vay Lãi ngày có phải là cho vay nặng lãi? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ Công ty luật Tư Minh để gặp chuyên gia pháp lý.
VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:
✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm
✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao
✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.
✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….
✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm
✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng
LUẬT TƯ MINH
☎️ Hotline: 1900299208
📣Website: www.luattuminh.vn
Face book : LUẬT TƯ MINH www.facebook.com/ctyluattuminh
Tik tok LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh
Youtube: LUẬT TƯ MINH https://www.youtube.com/@luattuminh
📧 Email: tuminhlaw@gmail.com