Tin Giả Là Gì? Tung Tin Giả Bị Xử Lý Như Thế Nào

Hiện nay, những thông tin sai lệch xuất hiện ngày càng nhiều. Những thông tin giả này không chỉ tác động, gây thiệt hại đối với cá nhân bị tung tin mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, gây rối trật tự công cộng. Vậy tin giả là gì? Đăng tin giả, tung tin giả bị xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích nhằm làm rõ vấn đề này.

1. Tin giả là gì?

Tin giả, còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là một loại hình báo chí hoặc tuyên truyền bao gồm các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến. Những thông tin giả được viết và lan truyền thường hướng tới mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan; thực thể hoặc người; hoặc đạt được về mặt tài chính; hoặc chính trị. Hay nói cách khác, những thông tin giả này nhằm mục đích mang đến những hệ lụy tiêu cực cho cá nhân, tổ chức bằng nguồn tin mà nó mang tới.

2. Đăng tin giả, tung tin giả bị xử phạt như thế nào?

Gần đây với sự phát triển của mạng xã hội, tin giả gia tăng nhanh chóng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cá nhân, tổ chức và cả nhà nước. Vì vậy, đối với hành vi đăng tin giả, tung tin giả, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể để xử lý các hành vi này.

Căn cứ Điều a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020: Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Do đó, nếu tổ chức, cá nhân cung cấp nội dung thông tin sai sự thật lên mạng xã hội (ví dụ như facebook,…) sẽ bị xử phạt như sau:

– Đối với tổ chức vi phạm: Bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

– Đối với cá nhân vi phạm: Bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh mà mình đã đăng tải.

Trường hợp, người nào có hành vi đưa lên mạng xã hội thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc, gây dư luận xấu thì bị xử lý về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015, với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *