Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Khái niệm chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi doanh nghiệp là tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp sẽ thay đổi từ hình thức pháp lý này sang hình thức pháp lý khác, thay đổi các yếu tố tạo nên loại hình doanh nghiệp như mối quan hệ giữa các thành viên, mối quan hệ giữa các thành viên với công ty, chế độ trách nhiệm, tổ chức quản lý nội bộ… Chuyển đổi doanh nghiệp có thể dẫn đến thay đổi các mối quan hệ sở hữu, ví dụ: từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hay từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…

Việc chuyển đổi doanh nghiệp không làm chấm dứt hay thay đổi nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp chuyển đổi vì về nguyên tắc doanh nghiệp là chủ thể trong các quan hệ kinh doanh, bản thân doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Do đố, pháp luật chi can thiệp vào chuyển đổi doanh nghiệp mức độ cần thiết về thủ tục chuyển đổi, các trường hợp chuyển đổi, bảo vệ bên thứ ba, các khoản nợ… Khi chuyển đổi doanh nghiệp mà tài sản của doanh nghiệp tăng lên, thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp tăng lên theo. Tuy nhiên, việc chuyển đổi có thể làm thay đổi chế độ trách nhiệm của (các) chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (hay còn gọi là thay đổi loại hình doanh nghiệp) là hình thức tổ chức lại cơ cấu, chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác để phù hợp hơn với quy mô cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Thế nhưng, không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể tự do chuyển đổi. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có thể thực hiện bao gồm:

  • Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần;
  • Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên;
  • Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên;

Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH/công ty cổ phần/công ty hợp danh.

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Tùy từng hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hồ sơ bạn cần chuẩn bị cũng có một số điểm khác nhau. Chủ yếu ở các văn bản nội bộ của Công ty. Có thể tổng hợp một số văn bản như sau:

  • Giấy đề nghị Đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Điều lệ Công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập (Nếu chuyển đổi sang Công ty cổ phần); Danh sách thành viên công ty (Nếu chuyển đổi sang Công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
  • Biên bản họp và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi (Đối với Công ty cổ phần). Biên bản họp và Nghị quyết của Hội đồng thành viên (Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên), Quyết định của Chủ sở hữu (Đối với Công ty TNHH 1 thành viên).
  • Giấy ủy quyền hoặc Giấy giới thiệu nộp hồ sơ.

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ thực hiện tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thủ tục sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ có một số vấn đề phát sinh liên quan đến tên Công ty. Nếu bạn chuyển đổi từ Công ty cổ phần sang hình thức Công ty TNHH (cả 1 thành viên và 2 thành viên) và ngược lại thì Công ty bạn sẽ được thay đổi tên để phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp. Khi thay đổi tên Công ty, bạn cần thực hiện một số công việc sau:

  • Khắc đổi lại con dấu tròn Công ty.
  • Điều chỉnh Thông tin Hóa đơn.
  • Điều chỉnh thông tin tài khoản ngân hàng.
  • Điều chỉnh thông tin các Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng lao động đã ký kết. Có thể ký thêm Phụ lục điều chỉnh.

Về vấn đề nội bộ, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nghĩa là bạn đã thay đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Bao gồm các bộ phận như: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị (Đối với Công ty cổ phần); Hội đồng thành viên (Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Chủ sở hữu. Vì vậy, sau khi hoàn thành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bạn cần thực hiện bầu, bổ nhiệm các chức danh quản lý trong Công ty.

********
🏛️Công Ty Luật TNHH Tư Minh
👉🏻 Địa chỉ 1: Số 16 Đường D21 P. Phước Long B, Tp Thủ Đức
👉🏻 Địa chỉ 2: Đường DT747, KP4, Phường Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương.
👉🏻 Địa chỉ 3: Văn phòng đại diện Số 80 đường Song Hành, KDT Lakeview City, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
☎️ Hotline: 1900 299 208
🌐 Website: www luattuminh vn
*****************************
LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *