Thành Lập Công Ty Có Bắt Buộc Đóng Bảo Hiểm Xã Hội

Công ty mới thành có bắt buộc đóng BHXH không?

Câu trả lời là không bắt buộc đóng BHXH đối với những câu ty mới thành lập chưa tuyển dụng được người lao động.

Tuy nhiên khi bạn đã bắt đầu tuyển dụng nhân sự và ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ đủ 01 tháng trở lên với NLĐ thì Công ty bạn phải bắt buộc tham gia BHXH.

Người lao động (NLĐ) sẽ được đóng bảo hiểm xã hội và người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ.

Đối tượng nào tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Theo quy định việc tham gia bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động. Có 3 nhóm đối tượng sau phải đóng BHXH, bao gồm:

Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;

Người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương.

Thành lập công ty có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội 

Quy định pháp luật về mức đóng BHXH của công ty

Về mức đóng BHXH thì sẽ do hai bên thực hiện, trong đó NLĐ đóng 10,5% tiền lương và bên phía Công ty đóng 21,5% trên tiền lương mà Công ty trả cho nhân viên đó. Vậy tổng mức phí đóng BHXH là 32%.

Nhiều Công ty khi thấy mức đóng 21,5% quá cao nên nhiều Công ty không tiến hành thực hiện nghĩa vụ này. Tuy nhiên đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật, vì việc đóng BHXH là nghĩa vụ bắt buộc đối với những Công ty có nhân viên ký kết hợp đồng lao động, khi không đóng BHXH cho NLĐ sẽ ảnh hưởng đến những quyền lợi của họ.

Thủ tục mở BHXH đối với công ty mới thành lập

Về thời gian cấp mã đơn vị:

Thủ tục cấp mã đơn vị BHXH hay thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Pháp luật.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng các đơn vị phải nộp hồ sơ để được cấp mã đơn vị BHXH.

Sau khi được cấp mã BHXH, đơn vị mới có thể thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH và thực hiện các giao dịch với cơ quan BHXH.

Thủ tục mở mã đơn vị

Sau khi đăng ký tham gia BHXH lần đầu và được thông qua thì đơn vị sẽ được cấp mã đơn vị BHXH, đây được coi là thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu của doanh nghiệp đó.

Theo đó doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS):

Doanh nghiệp thực hiện kê khai thông tin chi tiết: tên đơn vị; mã số đơn vị; mã số thuế; địa chỉ đăng ký kinh doanh, địa chỉ giao dịch hoặc liên hệ…

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02-TS): Doanh nghiệp thực hiện lập danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo Mẫu D02-TS.

Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS): Doanh nghiệp lập bảng kê thông tin theo Mẫu D01-TS, kê các thông tin của người lao động đóng.

Các mẫu giấy tờ trên được ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-BHXH.

Thành phần hồ sơ nếu không quy định là bản chính thì có thể nộp bản chính, bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc.

Qua đó, đối với những Công ty không có nhân viên thì không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, còn khi có nhân viên theo quan hệ lao động thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.

Vì vậy đóng Bảo hiểm xã hội không là điều kiện thành lập Công ty đối với những công ty nhỏ mới thành lập, ngược lại là điều kiện bắt buộc đối với các Công ty có người lao động tham gia. 

VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *