Rút đơn khởi kiện có được trả lại tiền tạm ứng án phí

1. Ai có quyền rút đơn khởi kiện?

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, cá nhân có quyền gửi đơn khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Khi có yêu cầu, người khởi kiẹn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho Toà án nhân dân có thẩm quyền.

Trong đó, người gửi đơn khởi kiện phải đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự gồm:

- Có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự: Tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn 
khởi kiện và trong đơn, mục tên, địa chỉ cư trú người khởi kiện phải ghi rõ họ tên, 
địa chỉ của người khởi kiện. Người này cũng phải ký tên hoặc điểm chỉ vào phần cuối 
của đơn khởi kiện.

- Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, 
làm chủ hành vi: Người đại diện tự mình hoặc nhờ người khác làm đơn khởi kiện.

Như vậy, có thể thấy, đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp. Do đó, nếu rút đơn khởi kiện thì cũng là người khởi kiện rút đơn.

rút đơn; Luật Tư Minh
rút đơn

2. Rút đơn khởi kiện có mất án phí không?

Thời điểm rút đơn khởi kiện sẽ quyết định xem việc rút đơn khởi kiện đó có mất án phí không. Cụ thể như sau:

– Khi tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện: Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện khi người 
khởi kiện rút đơn khởi kiện theo điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 
năm 2015.

– Khi đang giải quyết vụ án dân sự: Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nếu nguyên 
đơn rút đơn khởi kiện, nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn 
vắng mặt (căn cứ khoản 4 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự).

– Khi đưa vụ án ra xét xử: Khi khai mạc phiên toà, nếu nguyên đơn rút một phần 
hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện và được Hội đồng xét xử chấp nhận do đương sự rút 
yêu cầu một cách tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ xét xử với phần yêu 
cầu đã rút (khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Trong trường hợp này, theo khoản 3 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH, tiền tạm ứng án phí sẽ được trả lại cho người đã nộp, các đương sự không phải nộp án phí dân sự.

– Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm: Phải hỏi ý kiến của bị đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015):

+ Bị đơn không đồng ý: Nguyên đơn không được chấp nhận rút đơn khởi kiện.

+ Bị đơn đồng ý: Huỷ bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án.

Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Toà án sơ thẩm. Đồng thời, các đương sự cũng phải chịu ½ án phí phúc thẩm.

Như vậy, có thể thấy, trong vụ án dân sự sơ thẩm, người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện và sẽ không bị mất án phí trong các giai đoạn của vụ án. Tuy nhiên, nếu rút đơn khởi kiện khi xét xử phúc thẩm thì đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm và một nửa án phí phúc thẩm.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Rút đơn khởi kiện có được trả lại tiền tạm ứng án phí? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ Công ty luật Tư Minh để gặp chuyên gia pháp lý.

 

VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:

✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm

✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao

✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.

✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.

✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….

✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm

✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng

LUẬT TƯ MINH 

☎️ Hotline: 1900299208

📣Website:  www.luattuminh.vn 

  Face book :  LUẬT TƯ MINH   www.facebook.com/ctyluattuminh

 Tik tok  LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh

 Youtube: LUẬT TƯ MINH  https://www.youtube.com/@luattuminh

  📧 Email: tuminhlaw@gmail.com 

👉LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *