Ai được gửi đơn ly hôn đơn phương?
Không giống ly hôn thuận tình là có được sự đồng thuận của cả hai bên, ly hôn đơn phương là việc một trong hai bên yêu cầu ly hôn.
Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, đối tượng được yêu cầu ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên) là:
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 56 luật hôn nhân và Gia đình năm, Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn trong trường hợp có căn cứ về việc cuộc hôn nhân của hai vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được do:
Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình;
Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng (yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, sống chung với nhau trừ trường hợp có thỏa thuận khác)…
Đặc biệt, khoản 2 Điều 51 luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 nhấn mạnh:
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Như vậy, có thể thấy việc ly hôn đơn phương có thể do vợ hoặc chồng hoặc người thân thích khác (khi đáp ứng điều kiện Luật quy định) yêu cầu Tòa án giải quyết.
Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?
Đển được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:
Đơn xin ly hôn đơn phương;
Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản trích lục…
Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng;
Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;
Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…
Khi nào Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn?
Về các hình thức ly hôn, hiện Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định có đơn phương ly hôn như sau:
Ly hôn đơn phương (hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên) được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: Là một bên vợ hoặc chồng yêu cầy ly hôn, không hòa giải được. Tòa án chấp nhận giải quyết ly hôn trong trường hợp này nếu có các căn cứ sau:
Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;
Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn;
Có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia;
Vợ chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Để hướng dẫn cụ thể căn cứ này, điểm a Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP nêu rõ:
Quan hệ hôn nhân trầm trọng: Đã cố gắng hàn gắn, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn vi phạm:
Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau: Mỗi người chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người còn lại…
Vợ hoặc chồng luôn ngược đãi, hành hạ nhau: Thường xuyên đánh đập, hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau,…
Vợ chồng không chung thuỷ với nhau: Ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình…
Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài: Sau khi được nhắc nhở, khuyên bảo nhiều lần nhưng không cải thiện tình trạng hôn nhân thì đây có thể là căn cứ cho rằng đời sống vợ chồng không thể kéo dài.
Mục đích của hôn nhân không đạt được: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ, chồng sau khi kết hôn. Theo đó, khi kết hôn, hai vợ chồng phải:
Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình;
Có tình nghĩa vợ chồng như: Yêu thương nhau, chung thủy, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau…
Có thể thấy, nếu cuộc hôn nhân của hai vợ chồng lâm vào tình trạng như đã phân tích ở trên thì Tòa án sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giải quyết yêu cầu ly hôn.