1. Người lao động được xem là nghỉ ngang khi nào?
Theo Bộ luật Lao động 2019 thì không có quy định cụ thể về nghỉ việc ngang tuy nhiên có thể hiểu nghỉ ngang là trường hợp người lao động nghỉ trái pháp luật. Vậy khi nào người lao động nghỉ trái pháp luật?
Theo khoản 1 Điều 35 người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải thông báo trước cho người sử dụng lao động:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trừ trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, nghỉ ngang có thể hiểu là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật như tự ý nghỉ việc mà không báo trước cho người sử dụng lao động hoặc báo trước không đúng thời hạn theo quy định.
2. Người lao động nghỉ ngang có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Chết.
Như vậy, khi không đáp ứng được các điều kiện trên thì người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp người lao động nghỉ ngang sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp vì vi phạm điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định trên.
Theo dõi Luật Tư Minh để đọc nhiều thông tin hữu ích.
******
VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:
✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm
✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao
✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.
✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….
✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm
✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng
LUẬT TƯ MINH
Hotline: 1900299208
Website : www.luattuminh.vn
Face book : LUẬT TƯ MINH www.facebook.com/ctyluattuminh
Tik tok LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh
Youtube: LUẬT TƯ MINH https://www.youtube.com/@luattuminh
Email: tuminhlaw@gmail.com