Không trả tiền cho người chuyển khoản nhầm bị xử lý ra sao

I. Không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm là hành vi vi phạm pháp luật?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản được giải thích và quy định như sau:

– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có; và tài sản hình thành trong tương lai.

Căn cứ Điều 579 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ hoàn trả như sau:

– Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác; mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

– Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Như vậy theo các quy định trên tiền là tài sản; khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác; và có liên hệ mong muốn người đó chuyển lại tiền mà người đó không chuyển; thì đó là hành vi vi phạm pháp luật; có dấu hiệu muốn chiếm giữ tài sản người khác. Do vậy người không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm; có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

chuyển khoản
chuyển khoản

II. Không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm bị xử phạt ra sao?

1. Xử lý hành chính hành vi không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.”

Như vật theo Điểm d Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; thì hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác; sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Nếu cố tình không trả lại tài sản khi chủ sở hữu tài sản này yêu cầu; thì theo tính chất và mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi chiếm giữ tài sản của người khác. (Điểm e Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

Như vậy, căn cứ quy định trên thì nếu sử dụng tài sản được chuyển nhầm vào thì sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng .

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm

Theo Khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự 2015; được bổ sung bởi Điểm d Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy có thể bị phạt tù lên đến 5 năm khi chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng của người khác chuyển khoản nhầm.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Không trả tiền cho người chuyển khoản nhầm bị xử lý ra sao? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ Công ty luật Tư Minh để gặp chuyên gia pháp lý.

VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:

✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm

✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao

✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.

✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.

✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….

✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm

✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng

LUẬT TƯ MINH 

☎️ Hotline: 1900299208

📣Website:  www.luattuminh.vn 

  Face book :  LUẬT TƯ MINH   www.facebook.com/ctyluattuminh

 Tik tok  LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh

 Youtube: LUẬT TƯ MINH  https://www.youtube.com/@luattuminh

  📧 Email: tuminhlaw@gmail.com 

👉LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *