Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là việc một trong hai phụ huynh phải trả tiền để nuôi dưỡng con sau khi hai người ly hôn. Mục đích của cấp dưỡng nuôi con là đảm bảo cho các em nhỏ có được điều kiện sống tốt nhất sau khi cha mẹ ly hôn. Điều này bao gồm chi phí cho ăn, mặc, nơi ở, giáo dục và các nhu cầu khác của con cái và nhu cầu riêng của mỗi gia đình.
Đối với các trường hợp ly hôn có con dưới 18 tuổi, việc cấp dưỡng nuôi con thường được quy định trong các quy định pháp lý của đất nước và có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình.
Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị phạt tù
ĐỀ MỤC:
* Nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ sau ly hôn
1. Nghĩa vụ nuôi dưỡng của của cha mẹ sau khi ly hôn
– Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
– Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị phạt tù?
Việc không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn sẽ bị xử lý như sau:
2.1. Xử lý Hành chính
Người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
+ Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định.
(Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
2.2. Xử lý Hình sự
* Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, thuộc một trong hai trường hợp sau và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật Hình sự (Tội không chấp hành án) thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
– Làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự mà còn vi phạm.
(Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự)
* Tội không chấp hành án
Đồng thời người không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn còn thể bị xử lý hình sự về tội không chấp hành án nếu thỏa mãn các điều kiện theo Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015
“Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, tùy trường hợp cụ thể mà người không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng hay tội không chấp hành án.
Theo dõi Luật Tư Minh để đọc nhiều thông tin hữu ích.
******
VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:
✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm
✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao
✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.
✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….
✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm
✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng
LUẬT TƯ MINH
Hotline: 1900299208
Website : www.luattuminh.vn
Face book : LUẬT TƯ MINH www.facebook.com/ctyluattuminh
Tik tok LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh
Youtube: LUẬT TƯ MINH https://www.youtube.com/@luattuminh
Email: tuminhlaw@gmail.com