Hướng dẫn khai nhận di sản thừa kế chuẩn pháp lý năm 2024?

Hướng dẫn khai nhận di sản thừa kế chuẩn pháp lý năm 2024?

Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Căn cứ Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng văn bản khai nhận di sản:

Công chứng văn bản khai nhận di sản

1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Theo đó, khai nhận di sản thừa kế là thủ tục hành chính nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của những người được hưởng di sản đối với tài sản của người đã khuất.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.

Khai nhận di sản thừa kế được hiện trong 02 trường hợp:

– Người khai nhận là người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;

– Người khai nhận là người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.

Hướng dẫn khai nhận di sản thừa kế chuẩn pháp lý năm 2024?
Hướng dẫn khai nhận di sản thừa kế chuẩn pháp lý năm 2024?

Hướng dẫn khai nhận di sản thừa kế 

Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng văn bản khai nhận di sản:

Công chứng văn bản khai nhận di sản

2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Theo đó, thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người khai nhận di sản thừa kế nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng;

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị khai nhận di sản thừa kế

– Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế:

+ Đối với thừa kế theo pháp luật: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân…

+ Đối với thừa kế theo di chúc: Di chúc hợp lệ;

– Giấy tờ chứng minh tài sản thừa kế: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm…;

– Bản kê khai di sản thừa kế: Liệt kê tất cả tài sản của người để lại di sản, giá trị và tình trạng tài sản;

– Giấy tờ khác: Theo yêu cầu của công chứng viên.

Bước 2: Công chứng viên sẽ thẩm định hồ sơ.

Bước 3: Niêm yết thụ lý công chứng

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Bước 4: Công chứng viên lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế;

Bước 5: Công chứng viên sẽ thông báo cho các bên liên quan về việc đã hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Bước 6: Nộp lệ phí công chứng

Những trường hợp nào thừa kế theo pháp luật?

Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

********
Công Ty Luật TNHH Tư Minh
Địa chỉ 1: Số 16 Đường D21 P. Phước Long B, Tp Thủ Đức
Địa chỉ 2: Đường DT747, KP4, phường Uyên Hưng, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương.
Địa chỉ 3: Văn phòng đại diện Số 80 đường Song Hành, KDT Lakeview City, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Hotline: 1900 299 208
Website: www luattuminh vn
*****************************
LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *