Đo nồng độ cồn tài xế: 0% hay cần ngưỡng?

Đo nồng độ cồn tài xế: 0% hay cần ngưỡng?

Bộ Công an đang lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị về dự thảo báo cáo, giải trình một số nội dung mới trong dự Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có việc đo nồng độ cồn đối với tài xế.

Đáng chú ý về hành vi cấm “điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, Bộ Công an cho hay sử dụng rượu bia khi lái xe là vấn đề xã hội không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

Xung quanh vấn đề nồng độ cồn với tài xế đang có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, đa phần ý kiến đồng tình việc cần cấm tuyệt đối, nhưng cũng có ý kiến đề nghị nên xem xét quy định ngưỡng.

Tuổi Trẻ đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia, tài xế về nội dung này.

Liên quan vấn đề nồng độ cồn với lái xe trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vừa qua hiện đang có ba luồng ý kiến.

Trong đó, thứ nhất như cơ quan soạn thảo trình là cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế. Thứ hai, đề nghị nên có định lượng (ngưỡng) nhất định nào đó về nồng độ cồn đối với tất cả các tài xế.

Ý kiến này cho rằng việc quy định ngưỡng là do yếu tố văn hóa, phong tục tập quán ở một số nơi hay một số loại hoa quả, thức ăn khi sử dụng có thể gây ra nồng độ cồn với cơ thể. Thứ ba, đề nghị quay trở lại như trước đây là tài xế lái ô tô thì cấm tuyệt đối nồng độ cồn, còn tài xế xe máy và xe thô sơ cần có ngưỡng nhất định.

Hiện nay, ủy ban đang tiếp tục nghiên cứu, ghi nhận, lắng nghe ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, thực tiễn để tiếp tục phối hợp cùng cơ quan soạn thảo báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, quyết định cụ thể. Tất cả quan điểm phải có đánh giá tác động, nghiên cứu đầy đủ và nhất là phải đảm bảo an toàn giao thông, an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân.

Đo nồng độ cồn tài xế: 0% hay cần ngưỡng?
Đo nồng độ cồn tài xế: 0% hay cần ngưỡng?

Quy định cấm tài xế mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là rất cần thiết trong bối cảnh tình hình tai nạn giao thông ở nước ta đang phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, như tôi đã nêu quan điểm thì việc cấm tuyệt đối tài xế có nồng độ cồn hay tỉ lệ nồng độ cồn bằng 0 sẽ khó khả thi.

Thực tế, trên thế giới có một số nước cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế nhưng cũng có những nước có quy định ngưỡng hay tỉ lệ giới hạn về nồng độ cồn khi lái xe.

Do đó, chúng ta nên có nghiên cứu, đánh giá cụ thể. Thêm vào đó, cần có những cơ sở khoa học để làm căn cứ thuyết phục cho việc quy định bằng 0 sẽ dễ dàng quản lý còn quy định có ngưỡng sẽ gây ra phức tạp, khó khăn cho cơ quan quản lý.

Vừa qua, báo chí có đăng tải là sau khi uống một lon bia và đo ngay lập tức thì nồng độ cồn tương đương 0,02mg/1 lít khí thở. Giả sử cho người ta được uống một lon bia thì đây có thể coi là ngưỡng 0,02mg/1 lít thở. Khi đó, Bộ Công an cần có thống kê xem bao nhiêu phần trăm tai nạn giao thông do nồng độ cồn và trong đó bao nhiêu người vượt ngưỡng 0,02mg, bao nhiêu dưới ngưỡng này.

Nếu tai nạn giao thông chủ yếu do vi phạm nồng độ cồn vượt lên trên ngưỡng này thì có thể coi là chặn dưới như bằng 0. Còn nếu bằng hoặc dưới 0,02mg vẫn có nhiều trường hợp gây tai nạn giao thông thì cấm bằng 0. Đây là cơ sở khoa học cần xem xét.

Thực tế, tham gia các cuộc hội thảo do Bộ Công an, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức và theo dõi các báo cáo đều khẳng định chưa gặp trường hợp nào ăn hoa quả hay thực phẩm lên men mà bị xử phạt tương tự như vi phạm nồng độ cồn do uống rượu bia.

Về mặt khoa học, khi đã có nồng độ cồn trong người là đã bắt đầu bị tác động lên hệ thần kinh. Mức độ đào thải cồn tùy thuộc vào mỗi cơ thể, nhưng về nguyên tắc cồn sẽ phân hủy hết sau khoảng 6-8 giờ.

Vậy nên, nếu nói rằng uống rượu bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là trong máu, trong hơi thở của người đó có lượng cồn, sự ảnh hưởng của cồn tới hệ thần kinh vẫn còn nguyên. Thêm vào đó, không riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng thực hiện xử phạt tài xế có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở. Do vậy, việc cấm nồng độ cồn với tài xế là phù hợp.

Là tài xế gần 10 năm thường xuyên chở khách đi các tỉnh thành, cá nhân tôi đồng tình với đề xuất cấm tuyệt đối nồng độ cồn. Bởi thực tế tôi đã phải chứng kiến không ít vụ tai nạn giao thông, không ít gia đình mất người thân vì tài xế say xỉn vẫn cố tình điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Một số người cho rằng cần ngưỡng nhưng thực tế ai đi ăn tiệc sẽ thấy ít ai có thể bảo tôi chỉ uống một ly hay một lon bia mà đã có ly này sẽ có ly sau, đã có lon thứ nhất sẽ có lon thứ hai, thứ ba. Việc từ chối thường rất khó khăn.

Đã uống vào rồi thì chắc chắn sẽ có tác động đến thần kinh, kiểm soát của người lái xe, chưa kể có người còn buồn ngủ. Sự không tỉnh táo đó sẽ rất dễ gây ra tai nạn và lúc đó hậu quả không chỉ riêng mình mà người khác cũng phải hứng chịu. Do vậy, phải xác định rõ đã uống rượu bia là dứt khoát không lái xe hay đã lái xe thì không uống.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ

*************

LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH

⚖️Công Ty Luật TNHH Tư Minh  

👉Địa chỉ: Số 16 Đường D21 P. Phước Long B, Tp Thủ Đức

☎ Hotline: 1900 299 208 

Website: www.luattuminh.vn

*****************************

LUẬT SƯ VŨ XUÂN HOẰNG – LUẬT TƯ MINH 

– Đội ngũ Luật sư giỏi, 20 năm kinh nghiệm. 

– Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ. 

– Trung thực, minh bạch, bảo mật, có trách nhiệm 

– Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng 

LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *