Điều Kiện Được Ly Hôn Đơn Phương Theo Pháp Luật Việt Nam

Điều kiện được ly hôn đơn phương?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hiện nay pháp luật cho phép vợ, chồng được phép ly hôn theo yêu cầu của một bên. Tuy nhiên, việc ly hôn này sẽ phải được thực hiện trên cơ sở những căn cứ chứng minh một trong hai bên có hành vi, vi phạm nghiêm trọng chế độ vợ, chồng. Theo đó, căn cứ theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên được thực hiện trong những trường hợp sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Theo quy định trên thì trong trường hợp bạn muốn đơn phương ly hôn với chồng bạn thì bạn phải đưa ra được cơ sở chứng minh rằng chồng bạn đã vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng (ví dụ có hình ảnh, video ghi nhận chồng bạn có hành vi ngoại tình) hoặc có căn cứ chứng minh chồng bạn thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình với bạn khi hai người chung sống với nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của bạn…

Trong trường hợp bạn có đủ cơ sở theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu đơn phương ly hôn gửi lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi chồng bạn cư trú để được yêu cầu giải quyết. Thành phần hồ sơ yêu cầu đơn phương ly hôn đơn phương bao gồm:

+ Đơn xin ly hôn;

+ Giấy đăng ký kết hôn bản gốc (trong trường hơp không có bản gốc thì có thể nộp bản trích lục kèm theo giấy tờ giải thích rõ lý do không có bản gốc);

+ Căn cước công dân (bản sao y)

+ Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản (nếu có);

+ Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của các con (nếu có tranh chấp);

+ Tài liệu chứng minh vi phạm theo Điều 56 của Bộ luật này.

Tải file: MAU-DON-DON-PHUONG-LY-HON

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *