Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền, Đăng Ký Logo Công Ty 2022

Luật Tư Minh tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Logo, thương hiệu độc quyền bao gồm nội dung về xây dựng nhãn hiệu, các điều kiện đăng ký, khả năng sử dụng, tra cứu nhãn hiệu, đại diện tiến hành thủ tục về Sở hữu trí tuệ và tư vấn các vấn đề khác liên quan để bạn nắm rõ quy trình, thủ tục về sở hữ công nghiệp. Từ đó có định hướng xây dựng thương hiệu, phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp, nâng cao lợi nhuận.

1. TƯ VẤN TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU, LOGO, THƯƠNG HIỆU
Trong giai đoạn này Luật Tư Minh tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa (logo thương hiệu), cụ thể như sau:

– Tư vấn quy định pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng, thiết kế và lựa chọn nhãn hiệu;

– Tư vấn các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, tư vấn các quy định của pháp luật về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;

– Tư vấn quy định pháp luật về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận, tên thương mại và các quy định khác liên quan;

– Tư vấn khả năng đăng ký của nhãn hiệu như dấu hiệu bị trùng, tương tự với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác có thể bị dẫn đến khả năng bị từ chối đơn đăng ký;

– Tư vấn về thủ tục và đăng ký tại nước ngoài;

– Tư vấn về khả năng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá;

– Tư vấn về điều kiện và thủ tục tra cứu nhãn hiệu hàng hóa (sau khi thống nhất và lựa chọn nhãn hiệu, logo…);

– Hoàn thiện hồ sơ tra cứu và đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, và Cơ quan liên quan tại các quốc gia khác nhau, các tổ chức quốc tế liên quan trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu quốc tế).

2. ĐẠI DIỆN VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU (LOGO, THƯƠNG HIỆU)
Chúng tôi thực hiện công việc theo sự ủy quyền của khách hàng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo yêu cầu. (Thực hiện sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý), Nội dung công việc thực hiện cụ thể:

– Luật Tư Minh tiến hành soạn hồ sơ đăng ký tra cứu và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo hướng tư vấn, phân tích và lựa chọn tại bước 1;

– Tiến hành mô tả NH nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của nhãn hiệu dự định đăng ký;

– Chúng tôi đại diện khách hàng giao dịch và liên hệ cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc tế để nộp hồ sơ tra cứu và đăng ký;

– Luật Tư Minh theo dõi thông tin, tiến trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm: Xét nghiệm về mặt hình thức và nội dung, soạn thảo văn bản trả lời sửa đổi đơn đăng ký, theo dõi công báo, thông báo tranh chấp, khiếu nại và vấn đề cấp văn bằng bảo hộ;

– Tiến hành theo dõi xâm phạm nhãn hiệu, khiếu nại vi phạm của cá nhân, tổ chức khác đến nhãn hiệu đã đăng ký và soạn thảo các văn bản trả lời phúc đáp khi sảy ra tranh chấp nhãn hiệu với chủ đơn khác;

– Đồng thời tiến hành Theo dõi xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết;

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ;

– Tư vấn lập hợp đồng Lixang NH cho cá nhân, tổ chức khác nếu có nhu cầu sử dụng NH.

3. TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN SAU KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Công ty luật Tư Minh sẽ Hỗ trợ và tư vấn về các vấn đề:

– Tư vấn pháp luật về luật sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác liên quan như tư vấn về bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, tư vấn pháp luật về sáng chế, giải pháp hữu ích…;

– Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email);

– Tư vấn và giới thiệu đơn vị thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu, thiết kế website … uy tín;

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế và các vấn đề khác liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4. TÌNH HUỐNG LUẬT SƯ TƯ VẤN ĐĂNG KÝ LO GO, NHÃN HIỆU
– Qua một số tình huống sau đây, Luật sư Luật Tư Minh giải đáp thắc mắc của khách hàng về vấn đề doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với mặt hàng mua bản quyền từ nước ngoài sản xuất tại Việt Nam thì thực hiện nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu ở đâu và các vấn đề khác liên quan. Nội dung như sau:

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA THẾ NÀO, NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ Ở ĐÂU?
Câu hỏi:

Dear Quý Công Ty, cho tôi hỏi tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu như sau: Công ty chúng tôi là công ty liên doanh nước ngoài, hiện tại chúng tôi nhập các sản phẩm vật tư, linh kiện máy móc về và bán cho các doanh nghiệp trong nước. Chúng tôi muốn mở rộng công ty bằng cách sản xuất các linh kiện, máy móc tại Việt Nam (xưởng sản xuất tại Khu công nghiệp X). Chúng tôi muốn để sản phẩm mang thương hiệu của mình thì cần những giấy tờ gì, thủ tục thế nào? Sản phẩm dự kiến là ABCD. Sản phẩm này đã có ở Việt Nam (nhập khẩu).

Chúng tôi đã có đầy đủ các bản vẽ về sản phẩm do bên nước ngoài cung cấp. Rất mong nhận được sự tư vấn cụ thể, chi tiết từng khâu và chi phí của từng vấn đề. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đăng ký thương hiệu đến Công ty Luật Tư Minh, với vụ việc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trước hết để có thể thực hiện sản xuất linh kiện, máy móc tại Việt Nam khi đã có đủ bản vẽ vè sản phẩm do bên nước ngoài cung cấp thì giữa công ty bạn và bên đối tác nước ngoài phải thông qua ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Sau khi đã chuyển giao công nghệ thì căn cứ theo quy định tại điều Nghị định 47/2013/NĐ – CP thì loại sản phẩm sau khi sản xuất tại Việt Nam muốn lưu thông tại Việt Nam thì buộc phải có nhãn mác hàng hóa. Cụ thể:

“Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.

2. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.”

Sau khi đã có nhãn mác hàng hóa công ty nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tránh việc bạn bị xâm phạm nhãn hiệu dẫn đến những tranh chấp, chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này.

“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Đồng thời điều kiện đối với nhãn hiệu đăng ký: Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ cần tuân thủ các điều kiện sau đây:

+ Nhãn hiệu (logo) phải có đường nét, họa tiết rõ ràng;

+ Kích cỡ tối đa của nhãn hiệu là 8 x 8 cm;

+ Nhãn hiệu có thể được in mầu hoặc in đen trắng;

+ Một nhãn hiệu có thể được kết hợp ba yếu tố chính: Phần hình, phần chữ và câu slogan;

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

+ 20 mẫu nhãn hiệu nộp đồng thời với đơn đăng ký;

+ Kích thước nhãn hiệu không nhỏ hơn 15x 15mm và không lớn hơn 80 x 80mm;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Danh mục liệt kê hàng hóa/dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu.

Quy trình và thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục Sở hữu trí tuệ theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

– Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

– Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu:

– Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam – Địa chỉ:384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh – Địa chỉ:8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng – Địa chỉ: Số 26 Nguyễn Chí Thanh,Thành phố Đà NẵngTư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *