- Hiểu thế nào là tranh chấp thừa kế về đất đai?
Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất đang là vấn đề tranh chấp ngày càng phổ biến hiện nay. Thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là việc chuyển dịch quyền sử dụng đất của cha mẹ hoặc ông bà khi mất để lại cho con cháu theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Theo đó, người thừa kế sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với quyền sử dụng đất do người chết để lại và được pháp luật bảo vệ. Như vậy, những tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích của những người được nhận thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất.
Hiện nay, tranh chấp về quyền sử dụng đất rất đa dạng, cụ thể như:
– Xác định quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.
– Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
– Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trong đó Yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Trình tự thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế về đất đai
Thành phần hồ sơ
Để chuẩn bị cho hồ sơ giải quyết tranh chấp về thừa kế là quyền sử dụng đất thì trong hồ sơ yêu cầu giải quyết, cần có những tài liệu sau:
– Giấy chứng tử của người để lại di sản.
– Di chúc hoặc biên bản, tài liệu khác thể hiện ý chí của người để lại di sản trước khi chết (nếu có).
– Các giấy tờ có thể chứng minh về quan hệ giữa người khởi kiện cùng với người để lại di sản.
– Bản kê khai về những di sản.
– Các tài liệu chứng minh nguồn gốc di sản: đối với di sản là quyền sử dụng đất thì những tài liệu chứng minh người để lại di sản là người sử dụng hợp pháp diện tích đất đó.
– Các giấy tờ khác có liên quan đến di sản như tài liệu thể hiện việc từ chối nhận di sản thừa kế, tài liệu thể hiện tài sản thừa kế đang thực hiện để đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ nào đó, biên bản giải quyết tại UBND cấp xã.
Trình tự thủ tục
Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế về đất đai như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, người khởi kiện có thể nộp hồ sơ chia di sản thừa kế đất đai tới Tòa án bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án; sử dụng dịch vụ bưu chính của đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp; hoặc gửi hồ sơ chia thừa kế đất đai trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Bước 2: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý.
Khi hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế di sản đất đai đã được Tòa án tiếp nhận. người khởi kiện sẽ nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí. Khoản tiền án phí này được nộp tại cơ quan thi hành án dân sự. Người khởi kiện phải nộp lại biên lai xác nhận đã nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Sau khi người khởi kiện đã thực hiện nghĩa vụ tài chính ban đầu, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
Bước 3: Tham gia giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai tại Tòa án.
Tòa án sẽ tiến hành các công việc cần thiết để giải quyết chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Cụ thể:
– Lấy lời khai của các bên tranh chấp và những người liên quan.
– Xác minh, thu thập tài liệu cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai
– Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Những việc làm trên nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dung tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
Xác định rõ nguồn gốc quyền sử dụng đất; những người được hưởng thừa kế đất đai theo di chúc, thừa kế đất đai theo pháp luật; Thời điểm chính xác mở thừa kế; thực trạng di sản thừa kế đất đai tại thời điểm mở thừa kế;… Đồng thời sẽ phân tích, giải thích cho các bên tranh chấp hiểu quyền; nghĩa vụ của mình để cố gắng đạt được sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp với nhau.
Bước 4: Mở phiên Tòa xét xử vụ án tranh chấp thừa kế đất đai.
Trường hợp các bên không thể đàm phán, hòa giải được thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét