Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần

1. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần khi nào?

1.1. Tính hiệu lực của di chúc: 

Có thể nói rằng, chỉ di chúc hợp pháp mới có thể phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên không phải mọi di chúc hợp pháp đều phát sinh hiệu lực, và di chúc hợp pháp được xác lập thì không đương nhiên phát sinh hiệu lực. Tính hợp pháp chỉ là một trong những điều kiện để xác định hiệu lực của di chúc và là điều kiện cần nhưng không phải điều kiện đủ để di chúc phát sinh hiệu lực trên thực tế. Hiệu lực của di chúc phải được xác định dựa trên nhiều yếu tố, và dựa trên nhiều giá trị khác nhau, bao gồm giá trị pháp lý của di chúc (hay còn gọi là tính hợp pháp của di chúc) và giá trị thi hành có di chúc (hay còn được gọi là tính thi hành trên thực tế của di chúc). Hiệu lực của di chúc là căn cứ để xác định việc phân chia di sản sẽ thực hiện theo di chúc hay thực hiện theo pháp luật, vì thế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định quan hệ thừa kế phát sinh từ di chúc.

Từ đó có thể đưa ra khái niệm hiệu lực của di chúc như sau: Hiệu lực của di chúc là di chúc hợp pháp được thực hiện kể từ thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản, những người thừa kế theo di chúc và các chủ thể khác có liên quan thực hiện quyền và nghĩa vụ theo ý chí của người để lại di sản đã thể hiện trong di chúc.

Vì thế hiệu lực của di chúc bằng những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hiệu lực của di chúc thể hiện sự tác động của pháp luật tới ý chí của người lập di chúc. Bởi di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân người lập di chúc. Thông qua di chúc thì người lập định đoạt tài sản của mình sau khi chết mà không cần có sự cho phép của bất cứ ai, cũng như không cần có sự đồng ý của người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc.

Thứ hai, hiệu lực của di chúc là căn cứ làm phát sinh quan hệ thừa kế. Di chúc hợp pháp là di chúc đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vào thời điểm độc lập, nếu như di chúc đó cũng được đầy đủ các điều kiện đó thì vẫn sẽ được coi là di chúc hợp pháp, tuy nhiên di chúc chưa phát sinh hiệu lực. Di chúc hợp pháp là cơ sở để xác định hiệu lực của di chúc tại thời điểm mở thừa kế. Di chúc chỉ phát sinh hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế và kể từ thời điểm đó mới làm phát sinh quan hệ thừa kế, phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo di chúc.

Thứ ba, hiệu lực của di chúc thể hiện sự đảm bảo đối với quyền lập di chúc của cá nhân, quyền và lợi ích của những người thừa kế theo di chúc và những người khác có liên quan.

1.2. Trường hợp di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần: 

Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 643 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hiệu lực của di chúc. Theo như phân tích ở trên thì không phải mọi trường hợp di chúc hợp pháp đều phát sinh hiệu lực trên thực tế. Di chúc hợp pháp vẫn có thể không phát sinh hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong những trường hợp cụ thể sau đây:

– Trường hợp người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc từ chối hưởng di sản hoặc không được quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật. Di chúc là ý chí đơn phương của người lập, nó không mang tính bắt buộc phải thực hiện đối với người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc. Vì vậy cho nên người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc có quyền từ chối hưởng di sản nếu việc từ chối đó không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, nếu người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 621 và đồng thời không thuộc trường hợp tại khoản 2 Điều 621 thì không được quyền hưởng di sản;

– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, hoặc các cơ quan và tổ chức được chỉ định làm người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế trên thực tế. Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cá nhân chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, người thừa kế là cơ quan và tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc, tuy nhiên không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, thì di chúc có cũng không có hiệu lực, hoặc chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức này không có hiệu lực nếu như các chủ trại đó là một trong những người thừa kế;

– Di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế trên thực tế. Đây là tiền đề để xác định liệu quan hệ thừa kế có phát sinh trên thực tế hay không. Có thể nói rằng không có di sản thì không thể phát sinh quan hệ thừa kế. Do đó cho nên nếu di sản không còn thì di chúc không thể phát sinh hiệu lực. Nếu chỉ một phần di sản không còn thì chỉ phần di chúc liên quan đến di sản đó không có hiệu lực, phần di chúc con lại vẫn sẽ có hiệu;

– Di chúc có phần không hợp pháp. Về bản chất thì di chúc là một loại giao dịch dân sự. Do đó cho nên di chúc trước tiên cần phải đảm bảo các điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực. Di chúc không được coi là hợp pháp nếu không đáp ứng được các điều kiện này. Đồng thời tính hợp pháp là một trong những điều kiện cần để xác định hiệu lực của di chúc. Di chúc không hợp pháp thì không thể phát sinh hiệu lực. Trường hợp di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các bên còn lại thì chỉ phân không hợp pháp đó không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực;

– Trường hợp cá nhân để lại nhiều bạn di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng không có hiệu lực.

Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần

2. Quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc: 

Việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc là vấn đề đặc biệt quan trọng trong quan hệ thừa kế bởi vì nó ảnh hưởng đến việc phân chia di sản, và ảnh hưởng đến quyền nghĩa vụ của những người thừa kế, đồng thời đây cũng là căn cứ để bắt đầu hình thành thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Chỉ khi di chúc có hiệu lực thì quan hệ thừa kế mới phát sinh, quyền được hưởng di sản của những người thừa kế được chỉ định trong di chúc mới được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 643 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế chính là thời điểm người có tài sản qua đời. Thời điểm người có tài sản chết chết được xác định trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất, người có tài sản chết về mặt sinh học trên thực tế. Trong trường hợp người có tài sản chết về mặt sinh học trên thực tế thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Thời điểm chết của người có tài sản trong trường hợp này thường được xác định theo giấy chứng tử;

Thứ hai, người có tài sản bị tòa án tuyên bố chết. Trong trường hợp người có tài sản bị tòa án tuyên bố chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định theo Điều 71 của Bộ luật dân sự năm 2015. Việc xác định ngày chết của người bị tòa án tuyên bố là đã chết được quy định tại Điều 81 của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó thì có 04 trường hợp tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết dựa trên yêu cầu của người có lợi ích liên quan, bao gồm:

– Cá nhân đã bị tòa án tuyên bố mất tích nhưng sau thời gian 03 năm, được tính kể từ ngày có quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác định là còn sống;

– Cá nhân biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, được tính kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là họ còn sống;

– Cá nhân bị tai nạn hoặc cá nhân bị thảm họa thiên tai sau thời gian 02 năm, được tính kể từ ngày tai nạn và thiên tai đó xảy ra và chấm dứt tuy nhiên đến nay vẫn không có tin tức xác thực là vẫn còn sống;

– Cá nhân biệt tích 05 năm trở lên không có tin tức xác thực là họ còn sống, thời hạn này sẽ được tính kể từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó, nếu như không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này sẽ được tính kể từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng, và nếu như không xác định được đầy tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này sẽ được tính kể từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

3. Giải quyết hậu quả của di chúc vô hiệu: 

Theo quy định của pháp luật, di chúc vô hiệu thì không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc từ thời điểm di chúc được xác lập, tức là trong trường hợp này, phần di sản của người để lại di chúc không được chia theo di chúc bị vô hiệu mà được chia theo quy định pháp luật về thừa kế.

Khi quyết định hoặc bản án của Tòa án tuyên bố di chúc vô hiệu một phần có hiệu lực pháp luật, phần nội dung di chúc không bị vô hiệu vẫn có hiệu lực thực hiện còn phần di sản liên quan đến phần di chúc bị vô hiệu thì sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Nếu tuyên bố di chúc vô hiệu toàn bộ thì toàn bộ tài sản thừa kế của người để lại di chúc sẽ được phân chia cho những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.

********
Công Ty Luật TNHH Tư Minh
Địa chỉ 1: Số 16 Đường D21 P. Phước Long B, Tp Thủ Đức
Địa chỉ 2: Đường DT747, KP4, phường Uyên Hưng, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương.
Địa chỉ 3: Văn phòng đại diện Số 80 đường Song Hành, KDT Lakeview City, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Hotline: 1900 299 208
Website: www luattuminh vn
*****************************
LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *