Đo nồng độ cồn: Làm nghiêm nhưng đừng phản cảm!
Để kiểm soát nồng độ cồn hiệu quả, cần sự vào cuộc từ chính quyền đến người dân. Nếu chỉ giải quyết ở khâu đo nồng độ cồn thì không là giải pháp căn cơ
“Đo nồng độ cồn với người sử dụng phương tiện tham gia giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông, giữ gìn trật tự xã hội. Đó là việc cần làm.
Tuy nhiên, đo cả ngày lẫn đêm và đo bất kỳ ai đang tham gia giao thông thì phải xem lại”. Đó là ý kiến của PGS-TS Trương Văn Vỹ, chuyên gia về xã hội học tội phạm, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP HCM.
Đo nồng độ cồn: Giải quyết từ gốc
Theo PGS-TS Trương Văn Vỹ, cách làm hiện nay chưa mang tính tổng thể, chỉ là giải pháp tình huống, gây phiền toái cho người dân.
“Chúng ta cho phép cửa hàng bia rượu và các quán nhậu hoạt động rộng rãi nhưng lại “căng” đo nồng độ cồn đến mức người dân “sợ”.
Như vậy là đang làm chuyện này nhưng lại phủ nhận chuyện khác. Cách làm này chưa đúng” – PGS-TS Trương Văn Vỹ khẳng định.
Cũng theo PGS-TS Trương Văn Vỹ, nếu muốn giảm tai nạn giao thông và để người dân chấp hành “Đã uống rượu bia, không lái xe”. Cần cần xử lý tận gốc, bằng các giải pháp như hạn chế sản xuất rượu bia; đánh thuế cao mặt hàng này để hạn chế sự tiêu thụ…
Để kiểm soát nồng độ cồn hiệu quả, cần sự vào cuộc của cả hệ thống, từ chính quyền đến người dân. Nếu chỉ giải quyết ở khâu đo nồng độ cồn thì không là giải căn bản.
Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình (TP HCM), nhìn nhận cao điểm ra quân đo nồng độ cồn thời gian qua đã phần nào giúp tuyên truyền tốt việc không lái xe sau khi uống rượu bia.
Đồng thời, xử lý được nhiều trường hợp vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ. Qua đó, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, các tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức người dân.
Tuy nhiên, việc lực lượng CSGT ra quân rầm rộ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân cũng như kinh tế, xã hội. Nếu tình hình kéo dài có khả năng ảnh hưởng lớn đến kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế đêm.
“Cách làm này chưa thực sự hợp tình, hợp lý. Cần tính toán thật kỹ lưỡng, cân nhắc đến nhiều yếu tố lợi ích kinh tế, xã hội để có cách làm phù hợp.
Đặc biệt cần có quy định hạn mức nhất định, đừng làm cứng nhắc kiểu cứ có nồng độ cồn thì phạt.
Hơn nữa, đối với người dân đi làm vào ban ngày, di chuyển qua lại giữa các quận, huyện nhưng cứ liên tục bị chốt chặn để kiểm tra nồng độ cồn dễ gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến giờ làm cũng như quyền lợi của người tham gia giao thông.
Phải mạnh tay xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng cần có cách làm đúng, có căn cứ khoa học” – luật sư Trần Minh Hùng phân tích.
Nguồn: Người lao động
*************
LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH
⚖️Công Ty Luật TNHH Tư Minh
👉Địa chỉ: Số 16 Đường D21 P. Phước Long B, Tp Thủ Đức
☎ Hotline: 1900 299 208
Website: www.luattuminh.vn
*****************************
LUẬT SƯ VŨ XUÂN HOẰNG – LUẬT TƯ MINH
– Đội ngũ Luật sư giỏi, 20 năm kinh nghiệm.
– Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
– Trung thực, minh bạch, bảo mật, có trách nhiệm
– Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng
LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH