1. Mượn xe mang đi cầm cố có phạm tội hay không?
Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân, được pháp luật bảo hộ. Cụ thể, Điều 32 Hiến pháp 2013 đã quy định: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”. Người có hành vi mượn xe máy, xe ô tô người khác đi cầm cố có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ và cũng có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi này được xem là phạm tội nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
– Giá trị tài sản từ 4 triệu đồng đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và từ 2 triệu đồng đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
CSPL: Điều 32 Hiến pháp 2013; Điều 174, Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
2. Quy định của pháp luật về hành vi cầm cố xe mượn
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người có hành vi mượn xe rồi sau đó mang đi cầm cố có thể bị quy vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Dựa vào các biểu hiện của hành vi và mục đích của người mượn xe không trả rồi đem đi cầm cố mà xác định tội danh cho phù hợp, đúng người- đúng tội.
3. Mượn xe người khác đi cầm cố bị xử lý như thế nào
Tùy thuộc vào tính chất vụ việc, người vi phạm mà hành vi mượn xe người khác đi cầm cố sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Xử phạt hành chính
Hành vi mượn xe người khác đi cầm cố được xem là vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác. Cụ thể, theo điểm c, điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
– Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
– Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;”
Cá nhân thực hiện các hành vi trên sẽ bị xử phạt từ 2 đến 3 triệu đồng. Đối với tổ chức thực hiện hành vi sẽ bị phạt gấp đôi, tức là từ 4 đến 6 triệu đồng.
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả:
Hình thức xử phạt bổ sung:
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
– Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
– Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”
CSPL: điểm c, điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021 ; khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Xử lý hình sự
Hành vi mượn xe người khác đi cầm cố có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự đối với một trong hai tội danh là lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, để xác định được hành vi trên thuộc tội danh nào, chúng ta cần xem xét các yếu tố cấu thành ở cả hai tội danh. Về chủ thể, khách thể và mặt chủ quan, các yếu tố cấu thành của hai tội danh trên có sự tương đồng, cụ thể là:
– Chủ thể: người phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự.
– Khách thể: Khách thể bị xâm phạm là quan hệ sở hữu.
Đối với yếu tố cấu thành mặt khách quan và mặt chủ quan hai tội danh trên có sự phân biệt, cụ thể:
– Đối với mặt khách quan, cần xem xét đến hành vi gian dối vì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì luôn phải có hành vi gian dối, hành vi này phải thực hiện trước thời điểm chuyển giao tài sản, có thể hiểu trong trường hợp này là người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối như đưa thông tin giả để khiến chủ sở hữu xe máy đưa xe máy cho người phạm tội, sau đó mới đi cầm cố nhằm trục lợi, còn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì có thể có hoặc không có hành vi gian dối, trường hợp có hành vi gian dối thì thì hành vi này luôn phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản.
– Sự khác biệt về mặt khách quan trên cũng đến từ mặt chủ quan là ý định phạm tội hay ý thức chiếm đoạt tài sản (xe máy) xuất hiện trước hay sau khi có giao dịch hợp pháp, tức là trước hay sau khi có được tài sản thì người phạm tội mới nảy sinh ý định chiếm đoạt. Có thể được hiểu trong trường hợp này là nếu người phạm tội và chủ sở hữu xe máy đã thực hiện hợp đồng thuê xe, sau khi có được xe thì người phạm tội mới nảy sinh ý định chiếm đoạt, ở đây là đi cầm cố nhằm trục lợi thì tội danh được xem xét ở đây là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và ngược lại.
Khi đã xác định được tội danh, thì mức hình phạt đối với từng tội danh được luật quy định như sau:
Đối với tội lạm dụng tín nhiệm tài sản:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
– Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; tái phạm nguy hiểm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Phạt tù từ 5 năm đến 12 năm nếu thuộc trong các trường hợp: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.
– Các hình phạt bổ sung là phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng; bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mức phạt là:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm nếu từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; tài sản là phương tiện kiếm sống của người bị hại và gia đình họ.
– Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
– Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
4. Luật sư bảo vệ khi bị người khác mượn xe đi cầm cố
– Luật sư tư vấn cấu thành truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Tư vấn trình tự thủ tục tố giác tội phạm;
– Soạn đơn tố giác, tố cáo tội phạm và các đơn từ có liên quan trong quá trình giải quyết tố giác tội phạm;
– Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng trong suốt quá trình tố giác tội phạm.
Để được hỗ trợ, tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
Địa chỉ trụ sở chính: Số 16 Đường D21, P. Phước Long B, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0918254646
Website: http://luattuminh.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/congtyluattuminh