Nợ phải thu khó đòi là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quy định về nợ phải thu khó đòi như sau:
- “Nợ tồn đọng” là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được và các khoản nợ phải trả đã quá thời hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ.
- “Nợ phải thu khó đòi” là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được; hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
- “Nợ không có khả năng thu hồi” là các khoản nợ phải thu quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
b) Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả, không có người kế thừa nghĩa vụ trả nợ.
c) Khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, cá nhân còn sống nhưng không còn khả năng lao động hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người thừa kế theo luật nhưng không có khả năng chi trả.
d) Khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền Quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật.
đ) Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.
e) Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 01 năm trở lên, tuy khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục từ 03 năm trở lên và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ.
Theo đó, nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), Doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được.
Ngoài ra, nợ phải thu khó đòi còn là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
Làm sao để thu hồi được nợ khó đòi của doanh nghiệp
Căn cứ Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 8/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng tại doanh nghiệp, tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 quy định:
Khoản 1, khoản 2 Điều 6 quy định:
“1. Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (…) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện sau:
a) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
– Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
– Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
– Bảng kê công nợ;
– Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
b) Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
– Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.
– Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
- Mức trích lập:
…c) Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.
- Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo quy định tại khoản 2 Điều này và các quy định sau:
…4. Xử lý tài chính các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi:…”
Cách thu hồi nợ khó đòi của doanh nghiệp
Giảm nợ để đổi lại việc khách hàng nhanh chóng thanh toán phần còn lại
Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp đang nợ có thể đang gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc có thể trả được nợ nhưng lại ngần ngại do phần lãi phát sinh từ việc chậm thanh toán hoặc tiền phạt vì vi phạm hợp đồng thì doanh nghiệp có thể xem xét đến việc giảm nợ một phần cho khách nợ nhưng cũng cần kèm theo điều kiện là khách nợ phải thanh toán ngay một lần phần nợ còn lại. Điều này có thể giúp khách nợ hợp tác hơn trong việc thanh toán và doanh nghiệp thì cũng giải quyết được khoản nợ khó đòi để có tiền tái đầu tư, kinh doanh.
Bán khoản nợ khó đòi cho những doanh nghiệp chuyên mua bán nợ
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã cho phép việc mua bán nợ nên việc doanh nghiệp bán các khoản nợ khó đòi cho doanh nghiệp chuyên mua bán nợ là không vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, việc bán các khoản nợ khó đòi cho các doanh nghiệp chuyên mua bán nợ nên được cân nhắc lựa chọn.
Tuy nhiên, với những khoản nợ khó thu hồi khi bán cho doanh nghiệp chuyên mua bán nợ thì giá bán khoản nợ sẽ có thể chỉ bằng một phần nhỏ của giá trị khoản nợ ban đầu.
Quy trình thu hồi nợ xấu của doanh nghiệp
Thông thương quy trình thu hồi nợ xấu doanh nghiệp được luật sư triển khai sẽ bao gồm ba bước:
– Bước 1: Chuẩn bị căn cứ, chứng cứ có lợi trước khi yêu cầu đối tác thực hiện nghĩa vụ trả nợ
– Bước 2: Đại diện đàm phán để tìm phương án thu hồi nợ, tìm các căn cứ để trừ nợ.
– Bước 3: Khởi kiện đòi nợ tại Tòa án/ Trọng tài để đòi nợ.
Trường hợp doanh nghiệp có khoản nợ phải thu mà khoản nợ này được xác định là khoản nợ đã quá hạn thanh toán hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được bằng chứng xác định khách nợ đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản… và doanh nghiệp không có khả năng thu hồi nợ được đúng hạn thì doanh nghiệp có thể trích lập dự phòng tổn thất “nợ phải thu khó đòi” đối với khoản nợ trên. Và theo đó, để được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ báo cáo năm, thì khoản trích lập dự phòng tổn thất “nợ phải thu khó đòi” này phải đồng thời đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.
Theo quy định của pháp luật, trong mọi tranh chấp về việc thu hồi các khoản nợ khó đòi cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, nhiều người thường không rõ các quy định của pháp luật dẫn đến việc thuê các cá nhân, tổ chức đòi nợ thuê, xã hội đen…. Thế nhưng, họ lại có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người vay. Do đó, không chỉ rủi ro bởi không đòi được khoản vay mà kéo theo chính bản thân cũng vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm. Việc thu hồi nợ khó đòi phải luôn đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi.
VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:
✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm
✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao
✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.
✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….
✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm
✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng
LUẬT TƯ MINH
Hotline: 1900299208
Website : www.luattuminh.vn
Face book : LUẬT TƯ MINH www.facebook.com/ctyluattuminh
Tik tok LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh
Youtube: LUẬT TƯ MINH https://www.youtube.com/@luattuminh
Email: tuminhlaw@gmail.com
LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH