Đối với lĩnh vực Pháp luật doanh nghiệp, Công ty Luật Tư Minh cung cấp dịch vụ pháp lý và tư vấn pháp luật theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Nội dung cụ thể như sau:
1. PHƯƠNG THỨC TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP TẠI LUẬT MINH GIA
– Tư vấn pháp luật Doanh nghiệp trực tiếp và thực hiện dịch vụ pháp lý tại văn phòng;
– Tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn qua Email bằng hình thức liên hệ đến hòm thư tuminhlaw@gmail.com
2. NỘI DUNG LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP
– Tư vấn, hướng dẫn các quy định pháp luật liên quan đến Doanh nghiệp, Kinh doanh – Thương mại…
– Tư vấn cơ cấu tổ chức và xây dựng hồ sơ nội bộ doanh nghiệp (Xây dựng quy chế, Nội quy doanh nghiệp, Quản trị nội bộ, Tiền lương, Sổ cổ đông, Sổ thành viên, Điều lệ, Hợp đồng lao động …);
– Tư vấn quy định pháp luật Doanh nghiệp và thủ tục thành lập doanh nghiệp: Bao gồm các loại hình doanh nghiệp theo quy định như Công ty cổ phần, Công ty TNHH (Công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên trở lên), Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã…;
– Tư vấn quy định pháp luật và tư vấn thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh: Bao gồm các loại hình doanh nghiệp theo quy định như Công ty cổ phần, Công ty TNHH (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã…;
– Tư vấn quy định pháp luật và tư vấn thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh …;
– Tư vấn tạm ngừng hoạt động kinh doanh, giải thể doanh nghiệp: Bao gồm các loại hình doanh nghiệp theo quy định như Công ty cổ phần, Công ty TNHH (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã…;
– Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp: Cung cấp văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, Review hợp đồng, tư vấn pháp luật về Lao động, bảo hiểm, tiền lương, tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến quá trình, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
– Tư vấn quy định pháp luật và cung cấp các dịch vụ tư vấn có liên quan đến quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước bao gồm giải quyết các vấn đề về lao động, tài chính, điều lệ công ty cổ phần và các trình tự thực hiện cổ phần hoá;
– Tư vấn và hướng dẫn tổ chức cuộc họp hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên…;
– Cung cấp dịch vụ dịch thuật cho doanh nghiệp.
Với năng lực pháp luật của mình, Luật Tư Minh hoàn toàn tin tưởng rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu tư vấn pháp luật của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… Quý khách hàng trong và ngoài nước.
3. TÌNH HUỐNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP TRỰC TUYẾN
Để khách hàng hiểu rõ hơn quy định pháp luật doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Luật Tư Minh trích dẫn một số tình huống luật sư tư vấn trực tuyến về doanh nghiệp, Quý khách hàng có thể tham khảo, tìm hiểu nhằm trang bị thêm kiến thức.
ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
Câu hỏi:
Thưa Luật sư: Tôi muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên về Tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công cơ khí xây dựng cấp thoát nước cho công trình và nhà ở. Thủ tục thành lập công ty như thế nào ? Tôi được biết thành lập công ty thì cần vốn điều lệ và vốn pháp định. Vậy ở đây vốn điều lệ, vốn pháp định tối thiểu bắt buộc theo luật hiện hành khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là bao nhiêu ? Tôi xin chân thành cảm ơn !
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Tư Minh. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. THỦ TỤC:
*Hồ sơ
* Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
* Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và cácvăn bản hướng dẫn thi hành.
– Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
* Nơi nộp: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
2. VỐN ĐIỀU LỆ, VỐN PHÁP ĐỊNH
Điều 29 Khoản 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công cơ khí xây dựng cấp thoát nước cho công trình và nhà ở. Theo đó, đây không phải ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Về vốn điều lệ, không quy định cụ thể mức tối thiểu của vốn điều lệ, do đó, các thành viên cùng góp vốn, mua cổ phần để thành lập doanh nghiệp chính là vốn điều lệ của công ty.
—
TƯ VẤN ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH NGÀNH NGHỀ BƯU CHÍNH
Câu hỏi:
Chào luật sư công ty Luật Tư Minh, tôi có một vấn đề liên quan đến thành lập công ty bưu chính mong được luật sư giải đáp. Chào anh chị, Mình muốn thành lập công ty chuyển phát, theo tìm hiểu trên internet thì ngoài các thủ tục thành lập công ty thông thường, cần có giấy phép bưu chính, vậy tôi muốn hỏi thủ tục thành lập công ty và các giấy tờ để có thể kinh doanh các hoạt động này. Tôi chân thành cảm ơn !
Trả lời:
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Trong trường hợp này, bạn muốn thành lập công ty có kinh doanh ngành nghề bưu chính, do đó, sau khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại phòng đăng ký kinh doanh xong, bạn sẽ làm thủ tục xin giấy phép bưu chính gửi lên sở thông tin truyền thông nơi công ty bạn đặt trụ sở chính nếu hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh, bộ thông tin truyền thông trên phạm vi toàn quốc.
THỨ NHẤT : THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp mới nói chung bao gồm:
– Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân photo có công chứng của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc các thành viên đứng ra thành lập công ty.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, bạn gửi lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư nơi công ty bạn dự định đặt địa điểm trụ sở chính.
THỨ HAI : THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP BƯU CHÍNH
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn sẽ làm hồ sơ để xin cấp giấy phép bưu chính theo quy định của luật bưu chính.
Hồ sơ đề nghị cấp phép bưu chính theo quy định tại điều 6 nghị định 47/2011/NĐ-CP :
“Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính được lập thành 03 bộ, trong đó 01 bộ là bản gốc, 02 bộ là bản sao do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính gồm:
a) Giấy đề nghị giấy phép bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục I);
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;
c) Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);
d) Phương án kinh doanh;
đ) Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
e) Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
g) Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
h) Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
i) Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
k) Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;
l) Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài quy định tại điểm k khoản 2 Điều này”.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp