Hợp đồng thế chấp tài sản là gì?
Căn cứ theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thế chấp tài sản như sau:
- Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Như vậy, hợp đồng thế chấp tài sản là một dạng hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ tài sản.
Thông thường, hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa cá nhân, tổ chức với ngân hàng.
Có thể hiểu: Hợp đồng thế chấp tài sản là một loại hợp đồng dùng cho việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hiện đang được sử dụng phổ biến. Theo đó, bên thế chấp sẽ dùng tài sản của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp.
Hợp đồng thế chấp soạn thảo đầy đủ các điều khoản cơ bản như thông tin các bên, phạm vi nghĩa vụ được thế chấp, tài sản thế chấp, quyền và nghĩa vụ các bên.
Hợp đồng thế chấp tài sản có cần công chứng?
Xét về điều kiện để hợp đồng nói riêng, giao dịch dân sự nói chung thì căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.
Hợp đồng thế chấp được lập thành văn bản và thường các ngân hàng sẽ yêu cầu người vay thực hiện công chứng hợp đồng này.
Trước đây, tại Điều 9 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (Hết hiệu lực ngày 15/5/2021) có quy định công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm như sau:
“1. Việc công chứng hoặc chứng thực giao dịch bảo đảm do các bên thoả thuận.
- Trong trường hợp pháp luật có quy định thì giao dịch bảo đảm phải được công chứng hoặc chứng thực”.
Như vậy, việc công chứng hợp đồng thế chấp sẽ do các bên thoả thuận và chỉ phải công chứng trong trường hợp pháp luật yêu cầu.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm thì không còn quy định này nữa mà chỉ có yêu cầu phải công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản gồm nhà ở, đất ở, tài sản gắn liền với đất… tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và điểm a khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013, Điều 54 Luật Công chứng 2014.
Đồng nghĩa, không có yêu cầu bắt buộc mọi hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng mà chỉ hợp đồng thế chấp bất động sản, thế chấp nhà ở thì mới phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.
Do đó, hiện không có yêu cầu bắt buộc mọi hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng mà chỉ hợp đồng thế chấp bất động sản, thế chấp nhà ở thì mới phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.
VÌ SAO CHỌN LUẬT TƯ MINH:
✧ Đội ngũ LUẬT SƯ GIỎI 20 năm kinh nghiệm
✧ Có trách nhiệm, chuyên nghiêp với trình độ chuyên môn cao
✧ Hoạt động đa lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân.
✧ Tư vấn, xử lý gần 10,000 nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
✧ Kinh nghiệm thực chiến và xử lý thắng kiện nhiều VỤ ÁN LỚN: dân sự, hình sự….
✧ Trung thực, minh bạch, bảo mật, chuyên nghiệp, có trách nhiệm
✧ Luôn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mọi khách hàng
LUẬT TƯ MINH
Hotline: 1900299208
Website : www.luattuminh.vn
Face book : LUẬT TƯ MINH www.facebook.com/ctyluattuminh
Tik tok LUẬT TƯ MINH https://www.tiktok.com/@luat.tu.minh
Youtube: LUẬT TƯ MINH https://www.youtube.com/@luattuminh
Email: tuminhlaw@gmail.com
LUẬT TƯ MINH – TÂM SÁNG TRÍ MINH