Quan hệ hôn nhân gia đình là quan hệ kép bao gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Luật Hôn nhân gia đình đã từng bước bám sát và cụ thể hóa những nội dung cơ bản về quyền con người, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, người cao tuổi… Do là lĩnh vực phổ biến trong đời sống nên số lượng tranh chấp trong lĩnh vực này ngày một tăng, đặc biệt là các vụ án về ly hôn, về nghĩa vụ cấp dưỡng, về tài sản chung trong hôn nhân,…
Công ty Luật Tư Minh Cung cấp dịch vụ luật sư tranh tụng các vụ án về Hôn nhân gia đình. Ngoài ra, Luật Tư Minh còn cung cấp dịch vụ đại diện tham gia giải quyết yêu cầu dân sự trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình như yêu cầu công nhận cha, mẹ, con, yêu cầu công nhận việc hủy kết hôn trái pháp luật,… Mọi dịch vụ tố tụng về Hôn nhân gia đình được luật sư có chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm thực hiện.
1. TẠI SAO NÊN CÓ LUẬT SƯ VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
- Trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, số lượng vụ án và các yêu cầu giải quyết việc dân sự ngày một tăng cao và có xu hướng phức tạp hơn. Do mang đặc điểm của quan hệ dân sự nên quan hệ hôn nhân gia đình thường xuyên xảy ra tranh chấp. Khi phải giải quyết các vấn đề đó bằng con đường tố tụng, đa phần các đương sự không nắm rõ các trình tự, thủ tục giải quyết tại Tòa. Có nhiều trường hợp do hiểu biết pháp luật hạn chế nên khi bị vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng cũng không biết được để có thể đòi quyền lợi cho mình.
- Mặt khác, khi giải quyết tại Tòa án, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị đầy đủ các chứng cứ, tài liệu cần thiết phục vụ trong quá trình tranh luận tại Tòa hoặc đưa ra yêu cầu hợp pháp. Luật sư là người đã qua đào tạo nghiệp vụ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, bằng kĩ năng linh hoạt trong việc tìm kiếm, xác định phương thức thu thập chứng cứ, Luật sư tham gia tố tụng sẽ đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.
- Một người hiểu biết pháp luật tham gia phiên tòa như là biện pháp bảo đảm quá trình tố tụng diễn ra một cách minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật. Nếu khách hàng có khó khăn, hạn chế trong việc di chuyển đến các cơ quan tố tụng hay e ngại làm việc với các cơ quan này, việc ủy quyền cho Luật sư sẽ giải quyết triệt được những lo lắng của khách hàng. Ngoài ra, riêng với vấn đề ly hôn, đặc biệt là trường hợp đơn phương ly hôn, nếu không có sự tham gia của Luật sư, sẽ rất khó để có thể tự mình đưa ra lý do, căn cứ để có thể ly hôn.
- Chính vì vậy, khi có vướng mắc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bạn nên xem xét việc tìm cho mình Luật sư uy tín để có thể giải quyết triệt để vấn đề. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào đội ngũ Luật sư của Luật Tư Minh chúng tôi bởi Chất lượng – Uy tín – Chuyên nghiệp được khẳng định bởi những khách hàng đã sử dụng dịch vụ.
2. DỊCH VỤ LUẬT SƯ VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TẠI LUẬT TƯ MINH
LUẬT SƯ TRANH TỤNG, GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
- Tranh chấp về Ly hôn (đơn phương ly hôn hoặc đồng thuận ý chí ly hôn nhưng không thống nhất được một trong hai nội dung con cái và tài sản chung), thủ tục ly hôn tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: đây là tranh chấp phổ biến trong vụ việc ly hôn và thường có xu hướng kéo dài. Điều quan trọng nhất đó là cần xác định tài sản chung hay tài sản riêng, căn cứ chứng minh công sức đóng góp hay lỗi vi phạm trong quan hệ hôn nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chia tài sản chung này;
- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: tại thời điểm ly hôn, quyền nuôi con có thể giao cho cha, mẹ hoặc người khác được tòa chỉ định nuôi dưỡng. Thế nhưng khi điều kiện nuôi con thay đổi, các bên hoàn toàn có thể đề nghị thay đổi quyền nuôi con nếu đưa ra được căn cứ;
- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ: con được sinh ra chưa xác định được cha mẹ, hoặc đã được đăng ký khai sinh có đầy đủ thông tin của cha mẹ nhưng sau đó có căn cứ xác lập quan hệ cha, mẹ và con (giám định ADN, nhân chứng,…), trong trường hợp này, có tranh chấp giữa cha, mẹ đối với việc xác định nhân thân của con thì cần giải quyết bằng con đường Tòa án;
- Tranh chấp về cấp dưỡng: nghĩa vụ cấp dưỡng đặt ra đối với cha mẹ và con, ông bà với cháu và giữa các anh chị em,… Mức cấp dưỡng bao nhiêu, phương thức cấp dưỡng như thế nào thường xảy ra tranh chấp và cần đến cơ quan có thẩm quyền tố tụng để giải quyết;
- Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.
CÁC YÊU CẦU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
- Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật: kết hôn trái pháp luật đặt ra khi kết hôn chưa đủ tuổi, kết hôn do bị cưỡng ép, giả tạo,… Nếu cá nhân không có nhu cầu giữ quan hệ hôn nhân cần nộp đơn yêu cầu tới Tòa án để hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn: nếu đạt được ý chí đồng thuận khi ly hôn, Tòa án sẽ công nhận nội dung thỏa thuận mà các bên đã đạt được.
- Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: cha và mẹ có nhu cầu thay đổi quyền nuôi con và cùng đồng thuận cần nộp đơn đến Tòa án để tiến hành các thủ tục cần thiết.
- Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn: cha, mẹ có hành vi bạo lực, cản trở quyền nuôi con của người được giao quyền, khi có đơn yêu cầu và có căn cứ, Tòa án sẽ tiến hành chấp thuận yêu cầu.
- Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi: quan hệ nhận nuôi con nuôi là quan hệ phổ biến trong đời sống, cá nhân đủ điều kiện pháp luật được nhận nuôi con nuôi. Thế nhưng, muốn chấm dứt quan hệ này, cá nhân hoặc con nuôi cần yêu cầu Tòa chấm dứt quan hệ này;
- Yêu cầu công nhận hoặc không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài;
3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN VỤ ÁN/VỤ VIỆC VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TẠI LUẬT TƯ MINH
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp và yêu cầu về Hôn nhân gia đình thực tế khi đương sự yêu cầu.
- Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp và yêu cầu về Hôn nhân gia đình.
- Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án/việc Hôn nhân gia đình.
- Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh chấp, yêu cầu liên quan đến Hôn nhân gia đình.
- Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án về Hôn nhân gia đình.